Chỉ số pecmanganat trong nước là gì , cách xác định như thế nào ?

Xác định hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước là cần thiết. Nhiều nguồn nước ô nhiễm khác nhau sẽ mang nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có chỉ số pecmanganat. Vậy chỉ số pecmanganat trong nước là gì , cách xác định như thế nào là hiệu quả? Mời các bạn cùng theo dõi thông tin sau.

Tin liên quan :

 

Chỉ số pecmanganat trong nước là gì?

Để đánh giá được mức độ ô nhiễm của các tạp chất hưu cơ hòa tan trong nước cấp dùng cho sinh hoạt người ta sử dụng chỉ số pemanganat, đây chính là nhu cầu oxy hóa học ( COD) trong nước cấp sinh hoạt. Về bản chất chỉ số Pemanganat và COD là một, chúng chỉ khác biệt về cách phân tích. Trường hợp chỉ số pecmanganat trong nước thì được xác định bằng KMNO4 còn COD lại được xác định bằng cách oxi hóa mẫu nước với K2Cr2O7. Đối với chỉ số Pemanganat khi vượt ngưỡng 2 theo Quy chuẩn Quốc gia của Bộ y tế QCQG 01:2009/BYT là dấu hiệu cho thấy nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ ở mức độ nguy hiểm.

Các chất này khi tương tác với Clo sẽ tạo ra chất gây ung thư, khi tương tác với oxy sẽ tạo ra chất độc là Nitrit, chất này khi vào cơ thể người sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu (methemoglobin), trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, Nitrit khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư, hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan. Nước sạch có chỉ số Pemanganat cao sẽ nhanh chóng tạo rêu, tảo trong bể chứa, là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật độc hại phát triển trong nước.

Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe

Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt, các tại hại của từng loại chỉ tiêu trong nguồn nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như sau:

  • Về màu sắc

Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm, sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp làm cho nước có màu. Nước xuất hiện màu vàng của hợp chất sắt và mangan. Nước xuất hiện màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.
Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan.

Thông thường, nước ngầm vừa bơm lên trong, không màu, tuy nhiên khi để tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng oxy hóa sắt và mangan thành hydroxyt sắt và hydroxyt mangan kết tủa làm cho nước có màu.
Tùy theo màu sắc của nước có thể đánh giá mức độ và nguyên nhân ô nhiễm nước, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp xử lý nước hiệu quả: clo hóa sơ bộ; keo tụ tạo bông; lắng lọc.

  • Về mùi vị

Nước có mùi vị lạ gây cảm giác khó chịu, nước ngầm có mùi hôi nguyên nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước (mùi bùn đất) hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm (mùi trứng thối), cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, magan gây mùi tanh.

Để xử lý mùi của nước có thể dùng phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính; hoặc nếu mùi tanh do sắt, thì có thể sau khi khử sắt tạo kết tủa, thì mùi tanh cũng sẽ giảm hoặc biến mất.

  • Về độ đục

Độ đục của nước biểu thị hàm lượng các chất lơ lửng trong nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh vật…). Nước đục gây khó chịu cho người sử dụng; và thông thường nước đục thường kèm theo có vi sinh. Các phương pháp lắng, lọc có thể làm giảm độ đục trong nước.

  • Về độ pH

Chỉ số pH cho biết được tính trung tính của nước, hay nước mang tính a-xít hoặc tính kiềm. thường độ PH nằm trong khoảng 6-8.5 là đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Độ pH thấp về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, pH thấp làm tăng tính axit trong nước, làm ăn mòn kim loại trên đường ống, vật chứa và tích lũy các ion kim loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm mau hỏng vải, quần áo khi giặt… Mặt khác, pH thấp còn gây ngứa khi tắm gội, gây hỏng men răng, và có thể tạo điều kiện xuất hiện các bệnh ngoài da.

Độ pH thấp do nguồn nước ngầm ở điều kiện yếm khí, sự phân hủy chất hữu cơ trong đất hòa tan CO2 làm pH nước giảm. Trong điều kiện nước tiếp xúc với oxy có thể nâng pH đồng thời khử sắt. Để nâng độ pH trong nước, cần làm thoáng nước bằng giàn mưa. Tại hộ dân có thể thiết kế giàn mưa đơn giản mục đích là sử dụng nguồn oxy trong không khí để oxy hóa sắt (Fe) và Mangan (Mn) tạo kết tủa (Fe2+ Fe3+; Mn2+ Mn4+). Ngoài ra còn loại trừ CO2 trong nước nhằm nâng cao pH đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân kim loại. Phương pháp kết hợp giàn phun mưa kết hợp với hạt Ls hay coroset giúp nâng cao pH, giúp tạo kết tủa và loại bỏ sắt và mangan.

  • Về tổng số hàm lượng sắt

Trong cơ thể người, sắt là thành phần nguyên tố liên kết các tổ hợp hem và protein tạo nên hemoglobin và myoglobin giúp chuyên chở oxy, sắt còn tham gia quá trình oxy hóa khử. Về cơ bản, sắt hòa tan trong nước là sắt 2 (Fe2+) sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Khi tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu gây mất thẩm mỹ cho nước, làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ.

Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống. Ngoài ra, lượng sắt có nhiều trong nước sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu… Để loại bỏ sắt: Có thể sử dụng giàn mưa làm thoáng để kết tủa các ion sắt hòa tan trong nước, sau đó cho nước qua quá trình lắng, lọc để loại sắt kết tủa ra khỏi nguồn nước.

  • Về hàm lượng Amoni

Nước có hàm lượng amoni cao biểu thị nước đã bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ (nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi…). Amoni trong nước ngầm khi gặp oxy trong không khí chuyển hóa thành Nitrat và Nitrit. Nitrat và Nitrit khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên hiện tượng methemoglobin (thiếu ô-xy trong máu), đặc biệt là khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư.
Có nhiều phương pháp để xử lý amoni trong nước: Làm thoáng để khử NH¬3 ở độ pH cao, phương pháp trao đổi ion, phương pháp sinh học, khử nitrat NO3-… Tuy nhiên, đối với các phương pháp xử lý amoni cần nhiều công đoạn, hóa chất và kỹ thuật phức tạp, chi phí xử lý cao; không thể áp dụng bằng các phương pháp đơn giản như lắng lọc, giàn mưa.

  • Về chỉ số pecmanganat

Chỉ số pecmanganat trong nước cao là dấu hiệu nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ (phương pháp xác định nhu cầu oxy hóa học, tương tự COD).
Để xử lý nước có chỉ số pecmanganat cao: Cần cho nước qua quá trình lọc, sau đó khử trùng nước, cũng có thể sử dụng than hoạt tính trong quá trình lọc để loại bỏ các chất hữu cơ thông thường, làm giảm chỉ số pecmanganat. Tuy nhiên, nếu nguồn nước còn các hợp chất hữu cơ gốc nitơ, phải sử dụng phương pháp xử lý trao đổi ion (phức tạp và tốn kém).

  • Về asen

Asen trong nước cao có thể gây ngộ độc, ngoài ra, Asen trong nước còn tích tụ trong cơ thể, gây tổn hại đến gan, tủy xương, tế bào thần kinh và gây ung thư. Có thể loại bỏ asen trong nước bằng phương pháp lọc RO (lọc ngược), tuy nhiên còn tùy vào hàm lượng ô nhiễm để chọn lựa phương pháp xử lý phù hợp, không thể áp dụng bằng các phương pháp đơn giản như lắng lọc, giàn mưa.

  • Vi sinh (E. coli và Coliforms)

Nước nhiễm vi sinh (E.coli và Coliforms) do nước thải thấm vào mạch nước ngầm, do nước từ trên mặt đất chảy tràn xuống giếng hoặc do quá trình lưu chứa nước chưa đảm bảo vệ sinh. E. coli và Coliform  là những nhóm vi khuẩn định danh, khi chúng hiện diện trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phân người hoặc phân súc vật, và có thể dẫn đến việc nguồn nước có thể nhiễm những vi khuẩn đường ruột khác (tả, lỵ thương hàn…).

Việc sử dụng nước nhiễm vi sinh có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có thể gây nên suy thận, nhiễm khuẩn huyết… Để xử lý vi sinh trong nước, cách đơn giản và hiệu quả nhất là đun sôi nước trước khi ăn uống. Có thể sử dụng hóa chất để khử trùng nước (Chloramin B, javel…). Nước sau khi khử trùng hoặc đun sôi vẫn phải đảm bảo quá trình lưu chứa hợp vệ sinh (đậy nắp và vệ sinh vật chứa nước thường xuyên).

Xác định bằng phương pháp chuẩn độ pemanganat

Phương pháp chuẩn độ pemanganat hay còn gọi là phép đo chỉ số pemanganat là phương pháp được sử dụng khá phổ biến để chuẩn độ dung dịch của nhiều chất khử khác nhau trong môi trường axit mạnh, vì trong môi trường đó ion MnO−4MnO4− có tính oxi hóa mạnh, nó bị khử về ion Mn2+Mn2+ không màu:

  • MnO−4+5e+8H+→Mn2++4H2OMnO4−+5e+8H+→Mn2++4H2O

Do đó, có thể dùng dung dịch chuẩn KMnO4KMnO4 có màu tím hồng để chuẩn độ dung dịch chất khử, thí dụ:

  • MnO−4+5Fe2++8H+→Mn2++5Fe3++4H2O2MnO−4+5H2O2+6H+→2Mn2++5O2+8H2O
  • MnO4-+5Fe2++8H+→Mn2++5Fe3++4H2O2MnO4-+5H2O2+6H+→2Mn2++5O2+8H2O

Trong phép đo này người ta thường dùng dung dịch KMnO4 nồng độ 0,02M làm dung dịch chuẩn, dung dịch H2SO4(3−4)Mđể tạo môi trường axit. dung dịch KMnO4 có thể bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng, vì vậy, người ta đựng dung dịch chuẩn đó trong các chai bằng thủy tinh màu nâu có nút thủy tinh mài nhám.

Khi chuẩn độ các dung dịch các chất khử tạo thành sản phẩm, thực tế không có màu, chẳng hạn, chuẩn độ dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 không cần phải dùng chất chỉ thị, vì sau khi phản ứng oxi hóa vừa hết ion Fe2+, một giọt dung dịch KMnO44 dư sẽ làm dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo QCVN 01: 2009/BYT với chỉ số Pemanganat nhỏ hơn 2.

Tóm lại, chỉ số pecmanganat trong nước góp phần làm ô nhiễm nguồn nước, cho nên cần phải có biện pháp đơn giản mà lại dễ vận hành thì mới đảm bảo được an toàn cho sức khỏe. Giải pháp mà Công ty máy lọc nước Wapure muốn chia sẻ với bạn đó chính là sử dụng hệ thống lọc thô để sử dụng nước sinh hoạt hoặc máy lọc nước dùng để ăn uống. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: (028)39.733.191 để được tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các dịch vụ cũng như sản phẩm nhé. Hoặc bạn có thể truy cập vào website: xulynuocmiennam.com để biết thêm chi tiết.

Xem thêm :