Hệ thống lọc nước công nghiệp RO là thiết bị được ưa chuộng nhất hiện nay. Quy trình xử lý nước nghiêm ngặt đem đến nguồn nước sạch đảm bảo.
Vậy quy trình xử lý nước của hệ thống lọc nước công nghiệp diễn ra như thế nào? Cùng wepar tìm ngay bài viết dưới đây.
Xem thêm:
🔸 Vai trò hệ thống lọc nước công nghiệp trong sản xuất
🔸 Xử lý nước nhiễm sắt bằng hệ thống lọc tổng đầu nguồn
Tóm tắt
Hầu hết mọi hệ thống lọc nước đều sử dụng màng lọc RO. Chính vì thế còn được biết đến với tên gọi hệ thống lọc nước RO.
Màng lọc RO trong quy trình xử lý nước có chức năng lọc sạch 99,9% vi khuẩn, vi rút, các thành phần tạp chất trong nước. Đồng thời sử dụng các vật liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Màng lọc RO với thiết kế siêu nhỏ, kết hợp với công nghệ thẩm thấu ngược, giúp tăng hiệu quả làm sạch.
Sản phẩm này hoạt động dựa trên nguyên lý áp suất chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra. Nước sẽ được đẩy qua lõi lọc RO nhờ áp suất. Vì vậy, chỉ có các phân tử nước tinh khiết mới có khả năng thẩm thấu qua lớp màng bên trong, nước được lọc sạch hoàn toàn.
Các lõi lọc được thiết kế và sắp xếp một cách khoa học, từ lõi lọc thô đến lõi lọc tinh.
Các lõi lọc của hệ thống lọc trong quy trình xử lý nước còn có khả năng khử mùi hôi, tanh, clo dư,… trong nước.
Nhờ khả năng lọc nước hiệu quả, hệ thống lọc nước công nghiệp của wepar được ưu tiên sử dụng ở hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Để đảm bảo nguồn nước sau khi lọc đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, hệ thống lọc của wepar có một quy trình xử lý nước chặt chẽ, nghiêm ngặt. Quy trình lọc gồm 4 giai đoạn, cụ thể như sau:
Trong quy trình xử lý nước, lọc thô và tiền xử lí là giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn này có vai trò loại bỏ vi khuẩn, vi rút, các chất độc hại, kim loại nặng,… Đồng thời đảm bảo cho hệ thống lọc tinh ở giai đoạn 2 có thời gian hoạt động lâu dài hơn.
Hệ thống tiền xử lý được cấu tạo từ hệ thống các cột chứa, với những vật liệu lọc chuyên dụng. Máy lọc nước RO công nghiệp được trang bị bộ lọc thô gồm 3 cột composite chứa vật liệu. Hệ thống lọc 3 cột composite tương tự như bộ lọc tổng đầu nguồn.
Cột lọc thô sẽ được sử dụng các loại vật liệu lọc khác nhau, tùy tính chất nguồn nước đầu vào. Một số vật liệu phổ biến bao gồm: cát thạch anh, sỏi đỡ, vật liệu khử phèn (cát mangan, hạt birm), hạt nâng pH,… Trong đó phổ biến nhất vẫn là cát thạch anh. Cột lọc số 1 này có tác dụng loại bỏ những tạp chất, cặn bẩn, chất độc hại lơ lửng trong nước. Bên cạnh đó, một số thành phần kim loại nặng gây nhiễm phèn cho nước như sắt, mangan,… cũng được xử lý tại giai đoạn này.
Thành phần chính của cột số 2 là than hoạt tính có tác dụng khử mùi, làm giảm nồng độ clo dư trong nước. Màng lọc trên bề mặt được thiết kế với lỗ li ti, giúp hấp thụ các chất độc hại, các chất gây mùi và gây màu. Đảm bảo nước sau khi lọc không còn mùi và không có màu.
Cột số 3 chứa các hạt nhựa Resin. Những hạt nhựa này có chức năng trao đổi ion, làm mềm nước.
Nước sau khi được làm mềm sẽ dễ uống hơn và có khả năng làm sạch tốt hơn so với nước cứng.
Sau khi đi qua 3 cột lọc, được bơm vào hệ thống tiền lọc tinh. Bởi khi đến với hệ thống lọc RO, nước cần được lọc sạch hầu hết các cặn bẩn.
Bộ phận chính trong giai đoạn này là lõi lọc tinh được làm từ Polypropylene (PP). Lõi lọc tinh có chức năng loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 5 micron hoặc 1 micron. Giai đoạn này cần có công suất và áp suất lớn.
Trong quy trình xử lý nước, lọc tinh là bộ phận quan trọng nhất. Giai đoạn lọc tinh sử dụng màng RO công nghiệp với công nghệ thẩm thấu ngược. Chức năng lọc sạch vi khuẩn, vi rút, các chất kim loại độc hại, … lên tới 99,9%. Cho ra sản phẩm nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Vị trí của màng lọc RO được lắp trong lớp vỏ màng bằng inox hoặc gốm chịu được áp lực nước cực lớn. Hệ thống bơm hoạt động ở giai đoạn này độc lập, nước được đẩy qua màng. Nước sau khi lọc là nước tinh khiết, tiếp tục đi ra từ ống trung tâm và đến giai đoạn khử trùng. Còn những tạp chất độc hại sau lọc theo dòng nước được xả thải ra bên ngoài.
Với tính chất của nguồn nước cấp, người sử dụng lựa chọn màng lọc phù hợp. Người ta có thể sử dụng các loại màng chuyên lọc cho nước lợ, nước ngọt hay nước biển. Hệ thống lọc nước công nghiệp RO. Có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng với công suất lọc lớn.
Đây là giai đoạn cuối trong quy trình xử lý nước, khử trùng và lọc xác vi khuẩn. Giai đoạn này đảm bảo đem đến nguồn nước chất lượng cho người dùng. Nước sau khi lọc đạt tiêu chuẩn nước sạch, nước tinh khiết dùng trong sản xuất công nghiệp.
Trong giai đoạn này, đèn UV sẽ giữ vai trò quan trong. Nó là thiết bị được sử dụng để khử khuẩn và lõi lọc xác khuẩn. Nước đi qua đèn UV sẽ bị loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn. Chất độc hại và các thành phần vi sinh vật.
Trong hệ thống lọc nước RO công nghiệp. Để các thiết bị hoạt động hiệu quả yêu cầu cần có một số thiết bị khác. Ví dụ như: máy bơm, hệ thống tủ điện điều khiển. Bồn lưu trữ nước ở từng giai đoạn lọc khác nhau…
Wepar là thương hiệu máy lọc nước được ưa chuộng nhất hiện nay. Hệ thống lọc nước công nghiệp RO với hiện đại, chặt chẽ. Nó giúp người sử dụng giảm bớt nỗi lo về nguồn nước ô nhiễm. Đồng thời đem đến cho người sử dụng nguồn nước sạch. Nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về quy trình xử lý nước trong hệ thống lọc nước công nghiệp wepar. Từ đó, có thêm kinh nghiệm để lựa chọn những sản phẩm máy lọc nước phù hợp với nhu cầu.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Wepar. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Danh mục
Bài viết liên quan
Đăng ký mail
[gravityform id=1 title=false description=false ajax=false tabindex=49]@Copyright 2022 WEPAR.