Quy trình và cách xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn

Nước thải sinh hoạt dù ở bất cứ nơi nào cũng cần được xử lý đúng cách mới đảm bảo vệ sinh môi trường, nếu không sẽ gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Và với bài viết này, xulynuocmiennam.com sẽ hướng dẫn quy trình và cách xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn để bạn tham khảo.

xu-ly=nuoc-thai-sinh-hoat
Xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư gồm khu đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan công sở, nhà máy xí nghiệp… Thành phần ô nhiễm đặc trưng thường thấy của loại nước này là BOD5, Ni tơ, COD, Phốt pho. Yếu tố gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt là các loại mầm bệnh được lây truyền từ các vi sinh vật có trong phân.

Những loại vi sinh vật gây bệnh cho con người gồm vi khuẩn, virus, nguyên sinh bào và giun sán. Nguyên nhân khác gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cũng có thể là do các xử lý, thải nước thải trong quá trình sinh hoạt không đúng cách. Để nắm được phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất nên phân tích đặc điểm và phân loại nước.

Đặc điểm và thành phần của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó 52% là các chất hữu cơ và 48% là chất vô cơ. Nước thải còn chứa những vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho con người cùng những độc tố của chúng như virus gây tả, vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, vi khuẩn gây bệnh thương hàn. Chất vô cơ và hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt gồm chất rắn lửng lơ, amoni, nito tổn, photpho, bod của nước đã lắng, cod, dầu mỡ…

Nước thải sinh hoạt có chất hữu cơ gồm protein 40-50%, hydratcacbon 40-50%, chất béo 5-10%. Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt khoảng từ 150-450mg/l. Lượng nước thải dao động trong phạm vi rất lớn tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân và có thể tính bằng 80% lượng nước được cấp.

Cách xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn

Phương pháp xử lý sinh học: Phương pháp này sử dụng tính chất hòa tan và không hòa tan của các hợp chất hữu cơ có trong nước. Dựa vào các đặc trưng cơ bản và diễn ra chủ yếu trong các bể lọc sinh học gồm hai quá trình cơ bản: xử lý thiếu khí và xử lý hiếu khí, biến nito thành NO2 có trong nước.

Phương pháp xử lý cơ học: Cần tách bỏ các chất rắn có kích thước khác nhau tồn tại trong nước:

  • Dùng song chắn hoặc màn lưới để tách bỏ rác thải, các vận cản đi theo dòng nước.
  • Bể lắng: Các chất lơ lửng được bỏ hoàn toàn.
  • Bể tách đầu: Tách chiết các chất rắn có khối lượng nhỏ hơn nước như dầu mỡ.

Phương pháp xử lý hóa lý: Cách này thông qua các quá trình của vật lý và hóa học như keo tụ, tạo bông dùng để xử lý nước thải mà không có sự xuất hiện của bể lắng. Các hợp chất lơ lửng trong nước có kích thước nhỏ nên khả năng lắng đọng khoong được cao mà sử dụng hệ thống lắng đọng lại tốn nhiều thời gian. Thay vào đó có thể sử dụng một số hợp chất như phèn nhôm, phèn chua vì chúng có khả năng kết tụ các chất rắn thành một khối có trọng lượng lớn hơn, từ đó dễ dàng lắng xuống đáy bể hơn.

Phương pháp xử lý hóa học: Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt này cũng không thể thiếu, cụ thể như cân bằng độ pH của nước, khử trùng nước bằng hóa chất.

Quy trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn

Bước 1: Trước tiên cần bơm nước thải sinh hoạt và tiến hành tách dầu mỡ trước khi đứa nước vào bể thu gom. Sau khi thực hiện rác và các chất cặn bã được loại bỏ hoàn toàn giúp nâng cao hiệu suất và tăng tuổi thọ cho các hệ thống như xử lý nước thải nhà hàng, xử lý nước thải khách sạn, chung cư, khu đô thị, cơ quan văn phòng… hàng ngày.

Bước 2: Bể điều hòa sẽ tiếp nhận nước từ bể thu gom và được sục khí liên tục đáp ứng cho quá trình xử lý liên tục mà không bị quá tải.

Bước 3: Trong bể thiếu khí được trang bị các giá thể sinh học nhằm nuôi dưỡng cá thể vi sinh vật tồn tại trong nước. Quá trình nitrat hóa sẽ diễn ra tại đây, phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4 và hành lượng BOD cũng giảm.

Bước 4: Tại bể hiếu khí các vi sinh vật bám trên giá thể thông qua quá trình chuyển động liên tục, bởi vậy quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Các vi sinh vật giúp tiêu diệt các hợp chất hữu cơ trong nguồn nước thải này. Đặc biệt quá trình này hàm lượng BOD luôn đảm bảo không vượt quá 5mg/l.

Bước 5: Nước chảy sang bể hồi lưu tiến hành khử nitrat.

Bước 6: Những cặn bùn còn sót lại sẽ lắng đọng xuống đáy tại bể lắng cơ học.

Bước 7: Bể chứa bùn được thiết kế trong môi trường thiếu khí và được khử hoàn toàn nitrat, đây chính là môi trường giữ lại các chất cặn bã, bùn và cát. Bể lắng bùn thường sẽ được thiết kế có tuổi thọ nhỏ hơn 3 năm.

Bước 8: Sau khi đã trải qua quá trình xử lý nước sinh hoạt sẽ được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng trực tiếp.

WAPURE – Cung cấp máy lọc nước chất lượng, giá rẻ

Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy lọc nước hoặc lắp đặt hệ thống máy lọc nước công nghiệp cho trường học, công ty, cơ quan, nhà hàng, khách sạn… thì đừng quên tham khảo sản phẩm của thương hiệu WAPURE nhé. Dù công suất, giá thành cao hay thấp thì máy lọc nước WAPURE đều đảm bảo chất lượng, làm việc hiệu quả giúp người dùng có được nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng.

may-loc-nuoc
Máy lọc nước

Máy lọc nước của chúng tôi được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến của châu Âu, mọi quy trình hoạt động rất chỉnh chu, lọc bỏ hoàn toàn cặn bẩn, kim loại nặng, vi khuẩn tồn tại trong nước giếng, nước máy, nước mưa… Đặc biệt giá thành bán ra lại mềm hơn các sản phẩm máy lọc nước cùng công suất thuộc hãng khác. Hiện WAPUE có các cửa hàng phân phối trên toàn quốc, bạn có thể liên hệ để nhân viên tư vấn rõ hơn nhé.

Vậy những bạn nào đang muốn biết quy trình và cách xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn thì đã tìm được đáp án sau khi theo dõi bài viết này rồi phải không nào? Chúc bạn luôn có nguồn nước sạch để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước của mình. Và để đảm bảo nguồn nước được tinh khiết nhất thì hãy đặt mua ngay máy lọc nước WAPURE của chúng tôi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại!

Xem thêm: