Bảng giá xét nghiệm nước tại viện Pasteur

Hiện nay nguồn nước sử dụng đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng vậy nên việc kiểm tra nguồn nước tại gia đang là nhu cầu và việc làm cần thiết của mọi người vì khi chúng ta biết rõ những nguy hại của nguồn nước hiện đang sử dụng chúng ta mới có cách khắc phục hiệu quả nhất – an toàn nhất và hợp lý nhất.Cách duy nhất để có thể biết được tính chất nguồn nước đang sử dụng là phải xét nghiệm nước.Và viện Pasteur là nơi chúng ta có thể xét nghiệm nước chính xác và chi tiết nhất với khung giá dao động từ 1 triệu đến tối đa 4 triệu đồng tùy yêu cầu kiểm tra chất lượng nước.

Địa chỉ của viện Pastuers: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 (góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Điện thoại: 028. 3823 0352

Tin liên quan:

 

Hình 1: Những nguồn nước sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Muốn kết quả kiểm tra được chính xác nhất không chỉ đơn giản là chúng ta đem mẫu nước thử lên viện Pasteur và chờ kết quả mà chúng ta phải thực hiện đúng theo yêu cầu như sau:

Bước 1 : lấy mẫu nước cần thử nghiệm trực tiếp tại nơi sử dụng.
  ɷ    Đối với nước máy: nếu trong trường hợp nhà có xài máy bơm thì nên lấy nước sau khi bơm hoạt động ít nhất 15 phút – chứ ko phải lấy tại nguồn sử dụng .
ɷ    Đối với nước giếng: cũng bật bơm nước và xả rửa tầm 15 phút rồi mới lấy nước thử.
  ɷ    Đối với các thể loại nước khác: nước mưa tích tụ hoặc nước sông hồ, nước suối… nên lấy nước mặt tại điểm không động và cách mặt nước ít nhất 10 cm.
  ɷ    Sau đó để vào 1 chai thủy tinh sạch – có dung tích ít nhất 1 lít( đối với xét nghiệm cho hộ gia đình) – 6 lít ( đối với cơ sở kinh doanh nước đóng bình đóng chai) và có nắp đậy bằng nhựa hoặc nút thủy tinh không có miếng lót thấm( có thể gây thay đổi tính chất nước). Nếu chỉ kiểm tra hóa lý bình thường có thể dùng chai Pet ( chai nước suối) nhưng phải tuyệt đối sạch và không có lẫn nước trong chai vào.
*** Lưu ý nắp chai phải được đậy kín và nước ko đầy tràn chai chừa một ít khí trong chai.

Hình 2: Nước được xét nghiệm phải lấy đúng tiêu chí

Bước 2:
Bảo quản và vận chuyển mẫu nước tới nơi xét nghiệm lưu ý đối với kiểm tra vi sinh trong quá trình chuyển mẫu nước phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp từ 5o đến không quá 10o ( có thể để nước trong túi đá ) vì khi nhiệt độ cao sẽ gây phản ứng làm thay đổi tính chất nước.

Bước 3:
Cung cấp chỉ tiêu cần xét nghiệm và làm thủ tục giấy tờ xét nghiệm nước của Viện Pasteur.
Bảng giá và chi tiết chỉ tiêu xét nghiệm nước tại viện Pasteur.

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM NƯỚC

109 CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG

THEO QCVN 01:2009/BY

STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp thử Đơn vị Đơn giá

Chỉ tiêu giám sát mức A

1 Độ màu SMEWW 2120 B Mẫu 50,000
2 Mùi; vị Cảm quan Mẫu 10,000
3 Độ đục Máy phân tích độ đục Mẫu 50,000
4 Độ pH TCVN 6492:2011 Mẫu 50,000
5 Độ cứng, tính theo CaCO3; Magie (Mg2+); Canxi (Ca2+); TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340C Mẫu 60,000
6 Clorua TCVN 6194:1996 Mẫu 50,000
7 Hàm lượng Sắt TCVN 6177:1996 Mẫu 60,000
8 Hàm lượng mangan tổng số SMEWW 3111B Mẫu 105,000
9 Hàm lượng Nitrat (NO3-) Thường quy kỹ thuật  YHLĐ-VSMT- SKTH 2002 Mẫu 80,000
10 Hàm lượng Nitrit (NO2-) TCVN 6178:1996 Mẫu 80,000
11 Hàm lượng Sulfat (SO4) EPA 375.4 Mẫu 80,000
12 Chỉ số Pecmanganat TCVN 6186:1996 Mẫu 84,000
13 Hàm lượng Clo dư TCVN 6225-2:2012 Mẫu 70,000
14 Coliform tổng số TCVN 6187 – 1: 2009 Mẫu 170,000
15  E.coli TCVN 6187 – 1: 2009 Mẫu 170,000

Chỉ tiêu giám sát mức B

16 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) SMEWW 2540 Solids B, C Mẫu 104,000
17 Hàm lượng Nhôm SMEWW 3113B Mẫu 105,000
18 Hàm lượng Chì SMEWW 3113B Mẫu 105,000
19 Hàm lượng Natri SMEWW 3500 Na, D Mẫu 105,000
20 Hàm lượng Amoni EPA 350.2 Mẫu 80,000
21 Hàm lượng Asen SMEWW 3500 As, B Mẫu 140,000
22 Hàm lượng Florua SMEWW 4500-F, D Mẫu 60,000
23 Hàm lượng Dihydrosulfur (H2S) TCVN 4567: 1998 (SMEWW 4500 – S2- , E) Mẫu 70,000
24 Hàm lượng Thủy ngân SMEWW 3114B Mẫu 140,000
25 Phenol và dẫn xuất phenol SMEWW 6420 B Mẫu 800,000
26 Benzen EPA 524.2 Mẫu 325,000
27 Benzo(a)pyren EPA 525.2 Mẫu 325,000
28 Monoclorobenzen EPA 524.2 Mẫu 420,000
29 Monocloramin TCVN 6225-2:2012 Mẫu 280,000
30 Tổng hoạt độ α SMEWW 7110 B Mẫu 850,000
31 Tổng hoạt độ β SMEWW 7110 B Mẫu 850,000

Chỉ tiêu giám sát mức C

32 Hàm lượng Bromat US EPA 300.1 Mẫu 280,000
33 Hàm lượng Clorit US EPA 300.1 Mẫu 280,000
34 Hàm lượng Xianua SMEWW 4500 CN-, E Mẫu 80,000
35 Hàm lượng Antimon SMEWW 3500 Sb B Mẫu 105,000
36 Hàm lượng Bari SMEWW 3500 Ba B Mẫu 105,000
37 Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric SMEWW 4500 B D Mẫu 105,000
38 Hàm lượng Cadimi SMEWW 3113B Mẫu 105,000
39 Hàm lượng Crom tổng số SMEWW 3113B và 3111B Mẫu 105,000
40 Hàm lượng Đồng tổng số SMEWW 3113B và 3111B Mẫu 105,000
41 Hàm lượng Molybden SMEWW 3500 Mo Mẫu 105,000
42 Hàm lượng Niken SMEWW 3113B Mẫu 105,000
43 Hàm lượng Selen SMEWW 3500 Se, C Mẫu 105,000
44 Hàm lượng Kẽm SMEWW 3111B Mẫu 105,000

Nhóm Clorobenzen

45 1,2 – Diclorobenzen EPA 524.2 Mẫu 420,000
46 1,4 – Diclorobenzen EPA 524.2 Mẫu 420,000
47 Triclorobenzen EPA 524.2 Mẫu 420,000

Nhóm dung môi hữu cơ

48 Toluen EPA 524.2 Mẫu 325,000
49 Xylen EPA 524.2 Mẫu 325,000
50 Etylbenzen EPA 524.2 Mẫu 325,000
51 Styren EPA 524.2 Mẫu 325,000
52 Di (2 – etylhexyl) adipate EPA 525.2 Mẫu 325,000
53 Di (2 – etylhexyl) phtalat EPA 525.2 Mẫu 325,000
54 Acrylamide EPA 8032A Mẫu 325,000
55 Epiclohydrin Nội bộ GC/ECD Mẫu 325,000
56 Hexacloro butadien EPA 524.2 Mẫu 325,000
57 1,2 – Dibromo – 3 Cloropropan EPA 524.2 Mẫu 325,000
58 Focmaldehyt EPA 556 Mẫu 325,000
59 Bromofoc EPA 524.2 Mẫu 325,000
60 Dibromoclorometan EPA 524.2 Mẫu 325,000
61 Bromodiclorometan EPA 524.2 Mẫu 325,000
62 Axit dicloroaxetic EPA 552.2 Mẫu 325,000
63 Axit tricloroaxetic EPA 552.2 Mẫu 325,000
64 Cloral hydrat (tricloroaxetaldehyt) EPA 8260B Mẫu 325,000
65 Dicloroaxetonitril EPA 551.1 Mẫu 325,000
66 Dibromoaxetonitril EPA 551.1 Mẫu 325,000
67 Tricloroaxetonitril EPA 551.1 Mẫu 325,000
68 Xyano clorit (tính theo CN-) SMEWW 4500-CN-J Mẫu 325,000

Dung môi hữu cơ nhóm Alkan clo hóa

69 Cacbontetraclorua EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
70 Diclorometan EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
71 1,2 Dicloroetan EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
72 1,1,1 – Tricloroetan EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
73 Vinyl clorua EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
74 1,2 Dicloroeten EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
75 Tricloroeten EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
76 Tetracloroeten EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
77 Clorofoc EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
78 1,2 –  Dicloropropan EPA 524.2 Mẫu 1,120,000
79 1,3 –  Dichloropropen EPA 524.2 Mẫu 1,120,000

Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật trong nước nhóm Clo

80 Aldrin/Dieldrin TCVN 7876:2008 Mẫu 850,000
81 Clodane EPA 525.2 Mẫu 850,000
82 Clorotoluron GC/ECD Mẫu 850,000
83 DDT TCVN 7876:2008 Mẫu 850,000
84 Heptaclo và heptaclo epoxit TCVN 7876:2008 Mẫu 850,000
85 Hexaclorobenzen EPA 525.2 Mẫu 850,000
86 Lindane TCVN 7876:2008 Mẫu 850,000
87 MCPA EPA 555 Mẫu 850,000
88 Methoxychlor EPA 525.2 Mẫu 850,000
89 Methachlor  G C/FID Mẫu 850,000
90 2,4,5 – T EPA 515.4 Mẫu 850,000
91 2,4 – D EPA 515.4 Mẫu 850,000
92 Propanil EPA 532 Mẫu 850,000
93 Dichloprop EPA 515.4 Mẫu 850,000
94 Pentaclorophenol EPA 525.2 Mẫu 850,000
95 2,4,6 Triclorophenol EPA 8270D Mẫu 850,000
96 Fenoprop GC/ECD Mẫu 850,000
97 Mecoprop EPA 555 Mẫu 850,000
98 2,4 DB EPA 515.4 Mẫu 850,000

Hóa chất bảo vệ thực vật trong nước nhóm Nitơ

99 Alachlor EPA 525.2 Mẫu 850,000
100 Aldicarb EPA 531.2 Mẫu 850,000
101 Atrazine EPA 525.2 Mẫu 850,000
102 Bentazone EPA 515.4 Mẫu 850,000
103 Simazine EPA 525.2 Mẫu 850,000
104 Molinate EPA 525.2 Mẫu 850,000
105 Trifuralin EPA 525.2 Mẫu 850,000
106 Pendimetalin EPA 525.2 Mẫu 850,000
107 Isoproturon GC/ECD Mẫu 850,000

Hóa chất bảo vệ thực vật trong nước nhóm khác

108 Carbofuran EPA 531.2 Mẫu 1,050,000
109 Permethrin EPA 525.2 Mẫu 1,050,000

xem thêm: https://naototnhat.com/may-loc-nuoc-cong-nghiep.html

Tùy theo nhu cầu và tính an toàn cùng với QCVN của Bộ Y Tế chúng ta có nhiều loại xét nghiệm nước khác nhau: sau đây là 4 tiêu chuẩn để đánh giá và xét nghiệm nước phổ biến nhất.

 

 √    QCVN 01:2009/BYT: do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước ăn uống).
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước    tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).

 √    QCVN 02:2009/BYT: do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt).
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
→    Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).
→    Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

 √    QCVN 6-1:2010/BYT: do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y Tế.
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
→    Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam;
→    Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

   √    QCVN 6-2:2010/BYT: do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y Tế.
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với đồ uống không cồn, bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và đồ uống pha chế sẵn không cồn.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
→    Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đồ uống không cồn tại Việt Nam;
→    Các tổ chức, cá nhân c liên quan.

   »    Ngoài ra còn tùy thuộc theo mong muốn của người sử dụng chúng ta có thể kiểm định theo những thông số chi tiết dựa trên 109 chỉ tiêu chuẩn về nước ăn uống.
 

»    Công ty máy lọc nước WAPURE U.S.A là đơn vị phân phối chính thức sản phẩm máy lọc nước Wapure công nghệ Mỹ độc quyền tại Việt Nam – công ty chúng tôi chuyên tư vấn và xử lý những nguồn nước phức tạp và khi mua sản phẩm máy lọc nước tại công ty chúng tôi Quý Khách hàng sẽ được tư vấn chính xác và được kiểm tra những chỉ tiêu quan trọng cơ bản cần thiết nhất cho nước hoàn toàn miễn phí. Hãy liên hệ với Wapure ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng một cách chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo nhất

Hệ thống lọc nước của wapure cho ra nước tinh khiết đều đạt tiêu chuẩn, xem chi tiết dây chuyền tại https://xulynuocmiennam.com/product-category/he-thong-nuoc-dong-binh-20-lit