Nguyên nhân dẫn đến nước nhiễm mặn ở Miền Tây

Hiện nay các chuyên gia phân tích đã khẳng định rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nước nhiễm mặn ở miền Tây. Tình trạng nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân tại đây. Vậy bạn đã nắm rõ những nguyên nhân khiến nước nhiễm mặn ở miền Tây chưa? Giải pháp xử lý nào được ưu tiên nhất hiện nay? Sau đây hãy cùng xulynuocmiennam.com đi tìm hiểu ngay về những vấn đề này nhé.

Nguyên nhân dẫn đến nước nhiễm mặn ở miền Tây 

Hiện nay miền Tây hay nói chính xác hơn đố là Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Tình trạng này diễn ra trên diện rộng và khắc nghiệt hơn rất nhiều so với trước đây. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất, trồng trọt, nuôi cấy của người dân tại đây.

Tình trạng nước bị nhiễm mặn thường xuất hiện ở các cửa sông Đồng bằng sông Cửu Long và thời điểm xảy ra tình trạng này là khoảng từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 5 năm sau. Đỉnh điểm cao nhất là vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.  Và để có thể giải quyết, ngăn chặn và giải pháp xử lý nước nhiễm mặn tại miền Tây thì việc đầu tiên cần làm đó chính là tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước bị nhiễm mặn.

nguyen-nhan-dan-den-nuoc-nhiem-man-o-mien-tay
Nguyên nhân dẫn đến nước nhiễm mặn ở miền Tây

Sau đây là một số nguyên nhân được cho là có khả năng gây nên tình trạng nước nhiễm mặn ở miền Tây mà có thể bạn chưa biết:

Tình trạng sử dụng nước ở miền Tây tăng cao

Hiện nay nguồn nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chủ yếu cho các vấn đề nuôi trông thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long ước tính có khoảng 800.000 ha nuôi trồng thủy sản và khoảng 1,5 triệu ha bao gồm lúa Đông – Xuân muộn. Và để đảm bảo chất lượng nuôi trồng tốt nhất thì cần phải có một lượng nước lớn. Trước đây, tại ĐBSCL chỉ sản xuất khoảng 1 – 2 vụ lúa trong năm, có nước lúc nào thì làm lúc ấy, không theo thời vụ ổn định cho nên lượng nước cần tiêu tốn khá ít. Cho đến nay thì sức ép mỗi mùa vụ lại tăng lên cho nên nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên rất nhiều. Điều này khiến cho lượng nước ngọt tại ĐBSCL giảm đi đáng kể.

Dòng chảy kiệt từ thượng nguồn sông Mekong

Dòng chảy kiệt thượng nguồn là lưu lượng trung bình trong 30 ngày liên tiếp suốt mùa khô. Theo thống kê thì 2 trạm cơ bản trên sông Hậu và sông Tiền tại vị trí sông Mekong vào Việt Nam thì dòng chảy kiệt có xu thế tăng so với trước đây khoảng 10 – 20%. Nếu như lưu lượng vào tháng 4 của năm 2000 thì dòng chạy kiệt thượng nguồn khoảng từ 2.300 – 2.400 m3/s thì hiện nay con số này đã tăng lên 2.600 – 2.800 m3/s. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tác động của hệ thống hồ chứa thủy điện trên dòng chính và dòng nhanh thương lưu Mekong.

Khả năng trữ nước cuối mùa lũ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Các vùng ngập lũ chính của miền Tây chính là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười là các vùng lưu trữ nước cuối mùa lũ. Thường mùa lũ sẽ xuất hiện vào tháng 11, tháng 12 hàng năm. Lượng nước trữ sẽ phụ thuộc vào tình trạng lũ, thời gian xuất hiện sớm hay muộn, độ lớn của lũ như thế nào. Trong những năm gần đây thì lũ ở miền Tây đang có xu thế giảm dần do sự điều tiết của các hồ chứa thượng lưu và từ các yếu tố tự nhiên. Nếu trước đây lưu lượng lũ tại đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khoảng từ 380 – 420 tỷ m3 thì hiện nay chỉ còn lại khoảng từ 300 – 320 tỷ m3. Khả năng trữ lũ của toàn đồng bằng sông Cửu Long đã giảm đi một nửa so với trước đây và nó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngập mặn tại miền Tây.

Diễn biến mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa là mà đặc biệt là mưa đầu mùa vào vụ hè – thu sớm đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vụ mùa. Lượng mưa đầu mùa có thể tham gia vào quá trình xâm nhập mặn bằng cách giảm lượng nước lấy tưới từ sông và tăng lượng dòng chảy con sông. Nếu lượng mưa đầu mùa thâos thì lượng nước lấy tưới từ sông tăng lên. Nếu tăng cường lấy nước tưới từ sông thì dòng chảy trong sông sẽ giảm đi và hiện tượng nhiễm mặn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Hình dạng lòng sông vùng cửa

Hình dạng lòng sông vùng cửa là một trong những yếu tố quyết định đến hiện lượng nhiễm mặn xâm nhập vào sông. Nếu vùng cửa sông hẹp và nông thì hiện tượng nhiễm mặn sẽ khó xâm nhập vào sâu bên trong đất liền. Còn nếu vùng cửa sông rộng và sâu thì sẽ tạo diều kiện cho nước nhiễm mặn vào sâu bên trong. Trong những năm gần đây, lũ ở đồng bằng sông Cửu Long thấp, lượng phù sa lại ít cho nên các cửa sông cũng bị bào xói sâu hơn. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho mặn lên cao và ăn sâu vào đất liền gây hiện tượng nhiễm mặn rộng.

Những giải pháp xử lý tình trạng nước nhiễm mặn ở miền Tây

Để giải quyết tình trạng nước nhiễm mặn ở miền Tây một cách triệt để thì phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhiều biện pháp từ tổng thể cho đến đồng bộ được liệt kê ra rất nhiều. Sau đây là những giải pháp xử lý tình trạng nước nhiễm mặn được các chuyên gia đưa ra:

  • Xem xét chuyển đổi những diện tích lúa ven biển không hiệu quả, dễ bị mặn xâm chiếm  sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên để tránh gây xáo trộn lớn và ảnh hưởng đến các vùng trồng lúa khác thì cần phải tính toán và có kế hoạch rõ ràng.
  • Hoàn thiện hệ thống đê biển và cống kiểm soát mặt khép kín ở từng khu vực canh tác ổn định.
  • Tăng khả năng tiếp cận nguồn nước ngọt cho các vùng ở ven biển bằng kênh dẫn và cống lấy nước từ các nguồn nước ngọt ổn định.
  • Dịch chuyển các điểm lấy nước trên sông, rạch có nguy cơ bị mặn lên các vùng có nguồn ngọt ổn định để cấp nước sinh hoạt cho các vùng ven biển.
  • Xem xét tỷ lệ diện tích sản xuất vụ Thu – Đông và Hè – Thu ở vùng ngập lũ ở mức hợp lý nhằm tăng khả năng trữ nước trong vùng ngập lũ. Diện tích này thay vì trồng lúa thì sẽ sử dụng để nuôi trồng thủy sản mùa lũ.
  • Giảm diện tích lúa Đông – Xuân muộn và Hè – Thu sớm để tránh sử dụng nhiều nước ngọt vào thời điểm khô hạn nhất trong năm, đặc biệt là khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Và biện pháp đưa ra đó là chuyển dang trồng màu.
  • Cấn xem xét các giải pháp công trình quy mô lớn ở vùng cửa sông để chủ động dự trữ nước ngọt với khối lượng lớn trong mùa khô. Đây là một trong những giải pháo lâu dài cần được xem xét và tiến hành xử lý.

Lắp đặt máy lọc nước nhiễm mặn ở miền Tây 

Hiện nay tình trạng nước nhiễm mặn ở các tỉnh miền Tây đã và đang có những diễn biến phức tạp. Nó liên tục xảy ra mỗi năm và kéo dài khiến cho cuộc sống và hoạt động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi bị ảnh hưởng rất nhiều. Thiệt hại để lại quá lớn khiến người dân cảm thấy hoang mang và lo lắng. Không chỉ người dân thiệt hại mà còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế đất nước. Do đó nhiều biện pháp xử lý nước nhiễm mặn ở miền Tây đã được đưa ra, tuy nhiên không phải vấn đề nào cũng được xử lý trong ngày một ngày hai.

lap-dat-may-loc-nuoc-nhiem-man
Lắp đặt máy lọc nước miền mặn

Do đó nhiều người dân tại miền Tây đã chủ động lắp đặt máy lọc nước nhiễm mặn để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngọt cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất của gia đình mình. Đây là giải pháp vừa nhanh chóng vừa hiệu quả và cũng vô cùng tiết kiệm. Với một chiếc máy lọc nước nhiễm mặn chất lượng thì bạn có thể sử dụng trong một thời gian dài. Hiện nay công ty WEPAR là một trong những đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt máy lọc nước trên toàn quốc đặc biệt là được rất nhiều khách hàng tại khu vực miền Nam ưu tiên lựa chọn.

Công ty WEPAR có nhiều loại máy lọc nước với công suất khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn được cho mình một loại máy phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính. Các máy lọc nước nhiễm mặn của WEPAR đều được nhập từ nước ngoài cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, khả năng làm việc và độ bền bỉ của nó. Đã có rất nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất, trồng trọt, các nhà xưởng, khu công nghiệp đã và đang lắp đặt máy lọc nước của WEPAR và đều đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả mà nó mang lại.

Đơn vị cũng cam kết giá thành các loại máy lọc nước cũng như giá lắp đặt vô cùng hợp lý, giá cả cạnh tranh mà không phải đơn vị nào cũng có thể đáp ứng được. Đơn vị cũng sẽ hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển cho nên bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn đấy. Đơn vị cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, chính sách bảo hành rõ ràng, minh bạch. Các chính sách này sẽ được tư vấn cụ thể hơn trong quá trình tư vấn. Với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối.

Bài viết đã giải gợi ý những nguyên nhân dẫn đến nước nhiễm mặn ở Miền Tây và cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất. Hi vọng đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người. Đồng thời hỗ trợ những người dân tại miền Tây đang lo lắng về vấn đề nước bị nhiễm mặn có thể tìm được phương án xử lý tốt nhất, giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động sản xuất, trồng trọt của gia đình mình.

Xem thêm: