Việc nuôi cá cảnh ngày nay đang là thú vui tao nhã của nhiều người. Nhưng để bắt đầu việc nuôi cá cảnh như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần phải biết trước khi “chơi cá cảnh” này thì bạn phải đặt câu hỏi: Nuôi cá cảnh bằng nước máy có sống được không ?
Tin liên quan :
Tóm tắt
Nếu bạn muốn nuôi cá cảnh bằng nước máy thì cũng được thôi nhưng cần phải xử lý clo trong nước máy trước rồi mối tiến hành các bước nuôi cá sau. Trong trường hợp không xử lý hết clo trong nước thì tỷ lệ cá chết sẽ lên 95% so với các nguồn nước khác. Tuy nguồn nước máy được các công ty cấp đã được xử lý cơ bản và sạch sẽ nhưng khi cung cấp đến cho người tiêu dùng thì không tránh khỏi nhiễm những tạp chất dư thừa từ môi trường xum quanh như clo, nitri, asen… Cho nên, nguồn nước máy nhiễm các tạp chất này mà không được xử lý trước khi nuôi cá thì bạn sẽ thấy hiện tượng cá có những triệu chứng bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, sau một thời gian bạn sẽ thất cá bị co giật và chết.
Cá với nước là một sự gắn kết, đó là môi trường sống của cá, cũng giống như con người sống trên cạn. Cho nên môi trường sống sẽ là yếu tố góp phần quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cá. Như chúng ta cũng đã biết, nước đối với cá tương đồng với mọi sinh vật cần không khí nhưng vấn đề ở đây chúng ta cần quan tâm đó là sự ô nhiễm trong nước máy gồm những thành phần gì gây hại đến cá cảnh? Đó là:
Clo (Chlorine) tồn tại trong nguồn nước máy xuất phát từ việc khử trùng của nhà máy nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước này để nuôi cá thì nên để nó bốc hơi trong vòng 2-3 ngày. Trong trường hợp sử dụng nước máy trực tiếp có thể sử dụng Thiosulfat sodium để khử Chlorine
Flouride: đây là một chất hóa học nguy hiểm, nó được tồn tại trong nước cũng từ việc khử trùng của nhà máy nước. Khi đun sôi thì nó sẽ bay đi hết. Có thể xử lý bằng cách sục khí hoặc để nước vài ngày rồi mới sử dụng. Thông thường trong nước, hàm lượng chất này không cao, ảnh hưởng ít, dễ dàng bay hơi khi sử dụng hồ cá
Độ pH: pH trong nước lý tưởng để nuôi cá từ hơi acid (6) đến trung tính (7) hoặc hơi kiềm (8). Nếu như là nước biển thì độ pH từ 8.1 – 8.3. Có thể kiểm tra độ pH bằng giấy quỳ hoặc bộ test pH có bán tại các cửa hàng bán cá kiểng
Nhiệt độ của nước: đây cũng là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc nuôi cá cảnh với môi trường xung quanh. Tùy theo môi trường sống của từng loài cá, do đó chúng ta cần phải tìm hiểu xem chú cá của bạn có môi trường sống thích hợp ở nhiệt độ nào.
Cần thay thế nước bể cá định kỳ hoặc thường xuyên
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng bể cá của từng hộ gia đìnhmà chúng ta sẽ có những kích thước bể khác nhau. Dựa vào mật độ cá trong bể mà thay thế bể nước, nếu chúng ta nuôi nhiều cá thì sẽ phải nhanh chóng thay bể do nước nhiễm bẩn từ phân cá, thức ăn thừa, mùi hôi… bên cạnh đó, cần phải chú ý dọn vệ sinh, cọ rửa các vật dụng trang trí và thành cho sạch sẽ
Cần chú ý đến thời gian thay nước
Việc thay thế nguồn nước bể cá phụ thuộc rất nhiều vào mật độ nuôi cá trong bể của người chơi. Tuy nhiên, bạn cần có những phương pháp và thiết bị riêng nhằm kéo dài thời gian chơi cá được lâu hơn bình thường mà vẫn làm cho cá khỏe mạnh, tiết kiệm thời gian và không gây bệnh cho cá. Cụ thể:
+ Dùng ống xi – phông: Đây là loại ống được bày bán rất phổ biến ở các tiệm, cửa hàng cá cảnh. Bạn dùng ống này để hút các chất bẩn trong bể cá ra ngoài mà không nhất thiết phải thay nước thường xuyên.
+ Dùng hệ thống lọc nước dành riêng cho cá: Nhờ có máy lọc nước trong hồ mới bớt ô nhiễm. Các chất dơ bản mà cá thải ra hằng ngày và thức ăn thừa được máy lọc rút bớt.
Trung bình, nồng độ pH từ 7 – 7.5 là thích hợp nhất. Bạn nên lưu ý điều này.
Cần thay nước bể cá đúng cách
Thay nước bể cá một lần trong vòng một đến hai tuần là điều cần thiết để giúp cá khỏe mạnh. Trước khi sử dụng nước máy cho thêm vào bể, bạn cần để riêng nước trong một chậu sạch khoảng 2 – 3 ngày để bay hết khí clo để không làm cá bị ngộ độc. Nên thay khoảng 20 – 30% nước trong bể để giữ lại những vi sinh vật có lợi cho cá và không làm cá bị sốc vì môi trường nước sống quá mới. Lấy nước cũ ra và đổ từ từ nước mới vào bể. Không nên thay nước quá nhiều lần trong một tuần bởi cá cần một môi trường cố định để sống khỏe mạnh. Việc cần làm khi thay nước bể cá:
+ Xử lý nước bể cá: Ngoài việc loại bỏ các mầm bệnh, vi rus có trong nước như ở trên thì nhờ tính oxy hóa của Ozone, còn giúp chúng ta loại bỏ các khí độc (NO2, H2S, NH3, …) có trong nước, Ozone còn đốt cháy các chất hữu cơ có trong bể nước thành các chất vô cơ không gây hại hoặc làm chúng bay hơi và thải ra môi trường không khí.
+ Khử trùng thức ăn cho cá: Nếu bạn cho cá cảnh ăn các loại thức ăn sau (bo bo, cá tép con…) thì sau khi bạn rửa sạch thì hãy sục qua nước Ozone để tiêu diệt bớt mầm bệnh và loại bỏ các mùi bùn có trong thức ăn. Làm như vậy, bạn đảm bảo được nguồn thức ăn cho cá sạch sẽ, không bị mắc các bệnh, khi thức ăn còn đọng lại trong bể cá cũng không sợ làm cho nước bẩn.
Cá cũng giống nhiều loại sinh vật khác, cũng cần có môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh thì mới sống khỏe sống tốt được. Con người cũng không ngoại lệ, nếu bạn muốn sử dụng một nguồn nước sách đảm bảo được sức khỏe của con người lẫn cá cảnh thì nên trang bị cho mình một chiếc máy lọc nước nano, có khả năng làm cho nước máy lọc hoàn toàn các cặn bẩn, clo, độ pH, flour,… mang lại nguồn nước sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Wepar.vn Giải pháp công nghệ lọc nước hàng đầu Việt Nam
Hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty máy lọc nước Wepar thông qua hotline: (028)39.733.191 | 1900.0282 hoặc truy cập website: xulynuocmiennam.com để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhé.
Xem thêm :
Danh mục
Bài viết liên quan
Đăng ký mail
[gravityform id=1 title=false description=false ajax=false tabindex=49]@Copyright 2022 WEPAR.