Hướng dẫn cách làm mô hình bể lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính

Mô hình bể lọc nước giếng khoan là hình thức lọc nước được rất nhiều người quan tâm bởi tính tiện lợi và tiết kiệm của nó, trong bài viết này, chúng hãy cùng tìm hiểu cách làm mô hình bể lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính.

Tại sao phải xử lý nước giếng khoan?

Việt Nam ta là quốc gia có trữ lượng nước ngầm lớn, trong nước ngầm, sắt phản ứng với một số thành phần khác tạo thành hiện tượng nước bị phèn sắt, có màu nâu đậm, do đó, các vật liệu tiếp xúc với nước giếng nhiễm sắt thường bị ố vàng nâu, trong nước giếng khoan còn thường xuyên xảy ra hiện tượng đục. Nước giếng khoan thường có nhiều kim loại, chất hữu cơ và vô cơ, các chất bảo vệ thực vật, và các vi khuẩn độc hại khác.

nuoc-gieng-khoan-nhiem-phen
Nước giếng khoan nhiễm phèn

 

Khoảng 10 triệu người dân Việt Nam có nguy cơ mắc các loại bệnh do sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan có chứa thạch tín (asen).
Các chất độc tồn tại trong nước giếng ở mức độ nhẹ có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu chảy, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và thậm chí dẫn đến tử vong.
Nước ngầm trở nên nguy hiểm là bởi sự xâm hại của các loại hóa chất độc hại từ các nhà máy, cơ sở sản xuất thải ra. Nếu nước chưa được xử lý thì vô tình người sử dụng đã trực tiếp đưa chất độc vào cơ thể mình.

Một số loại bệnh thường xuyên mắc phải khi sử dụng nguồn nước giếng khoan chưa qua xử lý :

Viêm ruột

Viêm ruột là căn bệnh mãn tính, thói quen ăn uống bừa bãi, không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt sử dụng nguồn nước ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Khi mắc phải bệnh viêm ruột chúng ta thường cảm thấy buồn nôn, nôn mửa thậm chí là tiêu chảy.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các vi khuẩn bệnh thương hàn, bệnh tả, lỵ, … trong nguồn nước máy mà thành phố cung cấp, ngoài ra nhiều nghiên cứu khác còn cho thấy các vi khuẩn có thể ra bệnh đường ruột khác như leptospira, brucella, tularensis, … có tồn tại trong nước tự nhiên và cả nước uống.

Đây là căn bệnh phát triển nhanh ở người già và trẻ nhỏ vì hai đối tượng này dễ bị mất nước và rối loạn tiêu hóa. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh viêm ruột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh giun sán

Bệnh sán lá gan: Trứng sán lá gan có trong mật của vật chủ, sau đó thoát ra ngoài theo đường phân là trứng sán chưa trưởng thành. Trứng sán lá gan ở môi trường nước phát triển thành phôi, rồi tự giải phóng phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông này xâm nhập vào các loại ốc có trong nước, khi chúng ta ăn ốc, ấu trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể rồi phát triển thành sán lá gan gây bệnh.

Bệnh sán lá ruột: Theo nghiên cứu, sán lá ruột trung bình đẻ được 2500 trứng mỗi ngày, trứng cũng theo đường phân ra ngoài rồi phát triển trong môi trường nước tự nhiên. Sán lá ruột sống bám vào các loại cây dưới nước như củ ấu, ngó sen, bèo, lục bình, … khi người và gia súc ăn phải những loại cây có sán lá ruột bám vào sẽ bị nhiễm bệnh.

Bệnh sán lá phổi: Sau khi phát triển từ trứng sán thành ấu trùng lông trong môi trường nước thì ở bệnh sán lá phổi ấu trùng lông ký sinh trên tôm, cua nước ngọt. Khi chúng ta ăn phải tôm và cua có ấu trùng lông ký sinh, khả năng nhiễm bệnh là 100%.

Để phòng tránh bệnh giun sán này chúng ta cần chú ý xử lý phân hợp lý để đất không bị ô nhiễm, không nên ăn đồ sống mà nên ăn chín uống sôi, thường xuyên tẩy giun theo định kỳ 6/ 1 lần.

Bệnh viêm gan A

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrrio Cholerae) gây ra lây truyền qua đường tiêu hóa. Người lớn bị tả thường không sốt, ít đau bụng nhưng có biểu hiện là đi tiêu phân lỏng nhiều, ói nhiều lần… dẫn đến mất nước và điện giải làm cho bệnh nhân mệt lả, bị chuột rút. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến trụy tim mạch, kiệt sức và tử vong.
Bệnh Tả dễ gây thành dịch, thường xảy ra vào mùa hè, sau những đợt thiên tai lớn (bão, lụt…) và ở những nơi vệ sinh kém, thiếu nước sạch, xử lý phân, rác chưa tốt…

Bệnh về da

Việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm tác động trực tiếp gây nên các bệnh ngoài da như ngứa da, viêm da, ghẻ lở, … Để phòng tránh bệnh về da tốt nhất là chúng ta không nên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, luôn dọn vệ sinh sạch sẽ quanh khu vực sử dụng nước, …

o-nhiem-nguon-nuoc-la-nguyen-nhan-gay-ra-benh-nghiem-trong
Ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh

Bệnh ung thư

Như chúng ta đã biết nguồn nước ô nhiễm chứa nhiều thành phần kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen, mangan và sắt rất có hại cho sức khỏe. Khi chúng ta sử dụng phải nguồn nước có chứa các kim loại nặng này, lâu dần các kim loại này sẽ theo đường nước vào cơ thể chúng ta tích tụ lại gây khả năng ung thư cao.

Hướng dẫn cách làm mô hình bể lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính

Dùng bể xây có kích thước được áp với 1m2 mặt bể (một số dụng cụ có thể dùng thay thế bể xây như các bể nhựa, thùng nhựa, thùng Inox có thể tích từ 200 (lít) trở lên, đối với bể lọc kích thước quan trọng nhất là độ cao phải được từ 1m trở lên.Dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC Ф48 hoặc lưới Inox nhỏ , để làm ống thu nước. Ống lọc, lưới lọc này có tác dụng ngăn không cho vật liệu lọc chẩy ra theo nước.

Lớp vật liệu thứ 1:
Dùng sỏi các kích cỡ tùy thuộc vào người sử dụng làm bể. Đổ lớp dưới đáy bể 10cm, tương ứng với 132kg (3bao x 40kg/bao). Không nên đổ nhiều vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc ống lọc.

Lớp vật liệu thứ 2:
Cát vàng hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước độ dày 25-30cm ứng với 300kg (7bao x 40kg/bao).

Lớp vật liệu thứ 3:
Vật liệu than hoạt tính

Lớp vật liệu thứ 4:
Vật liệu lọc FILOX dùng để xử lý sắt, mangan, Asen (thạch tín) đây là lớp vật liệu rất quan trọng trong khi nguồn nước bị nhiễm các chất trên bể lọc độ dày 10cm ứng với 170kg (7bao x 25kg/bao)

Lớp vật liệu thứ 5:
Cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước để trên cùng độ dày 10-15cm ứng với 140kg (3,5bao x 40kg/bao)

Trên cùng dùng giàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước.

mo-hinh-be-loc-nuoc-gieng-khoan
Mô hình bể lọc nước giếng khoan

 

Lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính có tốt không ?

Không phải tự nhiên mà nhiều người thường dùng than hoạt tính để lọc nước giếng khoan, bởi than hoạt tính ngoài những chức năng tuyệt vời ra thì nó còn sở hữu giá thành rẻ, giúp người tiêu dùng vừa lọc được nước sạch để sinh hoạt, vừa tiết kiệm được chi phí.
Tuy nhiên, lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính chỉ có thể có hiệu quả với nguồn nước giếng khoan ô nhiễm ở mức độ nhẹ, chứa những cặn bẩn mà mắt thường có thể nhìn thấy được . Đối với những nguồn nước bị ô nhiễm nặng như lượng TDS trong nước cao, nước có độ pH thấp, nước nhiễm phèn, nhiễm lợ, nhiễm mặn, … thì nhất định phải có giải pháp lọc nước khoa học và chuyên nghiệp hơn, bởi than hoạt tính không thể lọc được những nguồn nước ô nhiễm nặng như đã kể ở trên.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng việc lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính chỉ có thể áp dụng với nguồn nước ô nhiễm nhẹ, chứ hoàn toàn không thể xử lý nguồn nước giếng khoan có tình trạng ô nhiễm nặng được. Vậy chúng ta nên làm gì với nước giếng khoan bị ô nhiễm nặng?

Giải pháp tốt nhất cho việc xử lý nước giếng khoan chính là sử dụng một hệ thống lọc nước chuyên nghiệp với hiệu quả lọc nước một cách triệt để nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng dưới đây để được tư vấn trực tiếp về những sản phẩm lọc nước phù hợp với nhu cầu của bạn nhé.

Gọi ngay: 0902 975 550 | 0934 195657 | (028) 3 9733 191

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR