Chỉ số DO, BOD, COD trong nước là gì? Nếu bạn thuộc lĩnh vực xử lý nước thì chắc chắn sẽ dễ dàng trả lời được thắc mắc này. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết các chỉ số trên là gì cũng như là cách xác định các chỉ số đó thì đừng lo lắng mà hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Tin liên quan :
Tóm tắt
Đây là các thông số chỉ thị để đánh giá nguồn nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước. Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó tuân theo Luật Bảo vệ môi trường của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế quy định cho từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau. Kết hợp các yêu cầu về chất lượng nước và các chất gây ô nhiễm nước có thể đưa ra một số chỉ tiêu như sau:
DO là từ viết tắc của Dessolved Oxygen có nghĩa là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng v.v…) chúng được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do sự quang hợp của tảo. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan ô xy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 – 10 ppm. Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.
BOD là từ viết tắt của Biochemical oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hóa là lượng ô xy cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ô xy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
COD là từ viết tắt của Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học. Đây là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO).
Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước. COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
Phương pháp xác định DO.
Có thể xác định DO bằng hai phương pháp khác nhau:
– Phương pháp Winkler (hóa học).
– Phương pháp điện cực oxy hòa tan – máy đo oxy.
Phương pháp xác định BOD:
Phương pháp xác định COD:
– Cần xác định các chất độc hại đối với VSV
– Xác định độ pH và điều kiện thẩm thấu phải thích hợp
– Điều kiện về các chất dinh dưỡng
– Điều kiện về nhiệt độ
– Điều kiện về seed ( Vi sinh vật được bổ sung trong pt BOD)
– Nước không chứa tảo và Vi khuẩn. Nguồn nước tốt nhất là nước cất
– Độ pH của nước nằm trong khoảng 6.5 – 8.5
– Điều kiện thẩm thấu thích hợp được duy trì bằng K3PO4 và Na3PO4
– Nước pha loãng phải đồng nhất và không chứa Nitơ
– Nước pha loãng phải được sục khí cho đến khi bão hòa ôxy.
– FeCl3 : làm keo tụ các chất rắn lơ lửng
– MgSO4: có tác dụng khử nước cứng (vôi)
– K2HPO4 : bổ sung các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật
– NH4Cl: bổ sung các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật
– CaCl2 : bổ sung các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật
Như trên là bài viết về định nghĩa cũng như là cách xác định các chỉ số có trong xử lý nước thải. Việc sử dụng nguồn nước có chứa các hàm lượng chỉ số BOD, COD DO trong nước cao sẽ gây ảnh hưởng rất nặng nề, cho nên cần phải có các biện pháp xử lý nước thích hợp để việc sử dụng nước được an toàn hơn.
Nếu bạn nghi ngờ nguồn nước nhà mình đang sử dụng không an toàn thì hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty máy lọc nước Wapure – thông qua hotline (028)39.733.191 | 1900.0282 hoặc truy cập website: xulynuocmiennam.com để được tư vấn và tìm ra giải pháp tối ưu cho nguồn nước nhé.
Xem thêm :
Danh mục
Bài viết liên quan
Đăng ký mail
[gravityform id=1 title=false description=false ajax=false tabindex=49]@Copyright 2022 WEPAR.