Phèn chua có công thức hóa học là Al2(SO4)3 và có tên khoa học gồm: Alumen, Sulfat Alumino Potassicus. Phèn chua có khả năng tan trong nước, không tan được trong cồn. Vậy có thể dùng phèn chua để lọc nước được không? Có gây ảnh hưởng gì không? Nếu bạn quan tâm vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết chia sẻ của chúng tôi ngay sau đây.
Tin liên quan :
Tóm tắt
Phèn chua là một dạng muối có tinh thể to nhỏ khác nhau, không có màu hoặc có màu trắng đục. Khi nhắc đến phèn chua thì không ít người lo ngại về độ độc hại khi nó được sử dụng là một chất phụ gia để làm thực phẩm tăng thêm độ trắng, giòn và dai khi chế biến. Tuy nhiên, phèn chua là hòa chất được sự cho phép của Bộ Y tế sử dụng trong thực phẩm. Chỉ cần sử dụng phèn chua với liều lượng theo công thức pha chế thông thường theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là trong đông y, phèn chua được kết hợp với các vị thuốc khác sẽ có tác dụng chữa bệnh hiệu quả không ngờ như: trị phong cấm khẩu, trị nhức đầu biếng ăn do đờm kết, dùng để rơ lưỡi trẻ em, trị bí tiểu, trị hôi nách, trị lở ngứa,…
Điều mà làm cho người ta nghi ngờ và e ngại là nhôm có trong phèn chua. Thông thường cơ thể con người không cần đến nhôm, nhưng đa số thực phẩm có chứa trung bình khoảng 5mg/kg nhôm. Nhôm khi vào cơ thể sẽ hấp thụ bằng đường ruột, một phần nhôm sẽ được tích lũy nhiều nhất là ở các mô phân bố khắp cơ thể (đa số là ở xương), phần còn lại sẽ được bài tiết ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu. Một phần nhôm được đưa vào cơ thể ở dạng nào thì sẽ có tỉ lệ tích lũy và đào thải khác nhau.
Có một số người cho rằng nhôm có khả năng gây bất lợi đến hệ thần kinh, vào thời gian trước nhôm bị kết án là đã gây ra bệnh alzheimer (suy giảm trí nhớ), vì khi giải phẫu cho các bệnh nhân này, các chuyên gia đã phát hiện ra hàm lượng nhôm cao bất thường trong não. Nhưng cáo buộc này ngay sau đó đã được giải tỏa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hơn, tổ chức an toàn Châu u (EFSA), và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây, đã kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nhôm trong thực phẩm và đưa ra khuyến cáo với mức 60mg nhôm mỗi tuần với người nặng 60kg.
Để lọc nước, lấy miếng phèn chua khoảng 1g (bằng nửa đốt ngón tay) hòa tan vào một gáo nước rồi đổ vào xô khoảng 20 – 25 lít rồi khuấy đều. Nếu muốn lọc lượng nước lớn thì dùng xô 20 lít, đong nước đổ vào các vật dụng chứa nước nhiều hơn như chum, vại, lu, bể nước rồi pha tỷ lệ phèn chua như trên (cứ 1g phèn chua lọc được 20 – 25 lít nước). Sau nửa tiếng, thấy các cặn lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong để sử dụng. Nếu lọc ở lượng nước lớn thì phải múc lấy nước trong rồi đổ sang bể chứa khác để khử khuẩn. Phèn chua được ứng dụng nhiều trong lọc nước và chưa có tác hại hay gây độc nào cho người.
Như trên là bài viết về phèn chua là gì ? Dùng lọc nước có độc không? Đã được chúng tôi chia sẻ kiến thức một cách đầy đủ và hy vọng sẽ là thông tin bổ ích, tích lũy thêm kiến thức về ngành xử lý nước của bạn. Hãy luôn đồng hành cùng Công ty máy lọc nước Wapure để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa nhé. Và nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực xử lý nước thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Wapure nhé.
Thông tin liên hệ
Gọi ngay: 0902 975 550 | 0934 195657 | (028) 3 9733 191
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR
Xem thêm :
Danh mục
Bài viết liên quan
Đăng ký mail
[gravityform id=1 title=false description=false ajax=false tabindex=49]@Copyright 2022 WEPAR.