Tình hình Nước mặn xâm nhập ở các ĐBSCL hiện nay tới đâu rồi

Tình hình nước mặn xâm nhập ở các ĐBSCL hiện nay vẫn đang trong tình trạng gay gắt, sự thiếu hụt nước ngọt khiến người dân như đứng trước vực thẳm, nó không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, nông nghiệp mà chính đời sống hằng ngày. Trước tình trạng hạn mặn hiện nay, Thủ tướng Chính Phủ cũng đã sớm có những chỉ thị triển khai các giải pháp cấp bách cứu người dân ĐBSCL thoát khỏi tình hình này.

Nguyên nhân xâm nhập mặn tăng cao ở ĐBSCL

Mỗi năm, tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng, so với 2016 thì năm nay tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng cao lên mức báo động đỏ. Hiện nay, nước mặn đã ảnh hưởng đến 10 tỉnh ở ĐBSCL trừ Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ. 5 tỉnh miền tây đã công bố tình huống khẩn cấp vì hạn mặn bao gồm Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An.

Theo các chuyên gia cho biết, sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL nó theo một quy luật đó là cứ năm nước lũ thấp thì năm sau chắc chắn hạn mặn cao và ngược lại năm trước nước lũ cao thì năm sau hạn mặn sẽ đỡ hơn rất nhiều. Và đúng vậy, năm 2019 mực lũ ở ĐBSCL khá thấp, do đó đầu năm 2020 hạn mặn lên mức cảnh báo và gay gắt hơn.

nguyen-nhan-xam-nhap-man-o-dbscl

Và nguyên nhân dẫn đến tình hình nước mặn xâm nhập ở các tỉnh ĐBSCL đó là do lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mê Kong rất ít bởi ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino. Lượng mưa thấp khiến cho nước đổ về hạ nguồn cũng ít, chính điều này đã kéo theo những tình trạng khô hạn ở những cánh đồng và sự xâm nhập mặn xâm chiếm. Cũng chính vì lượng mưa ít dẫn đến các đập thuỷ điện dọc lưu vực sông Mê Kong phải thích nước cho đến khi đầy mới xả ra để phát điện. Điều này khiến lượng nước đổ về hạn nguồn là rất ít và tình trạng hạn mặn càng thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho biết sự xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL còn có thể do lượng nước biển dâng cao và hệ thống ở ĐBSCL đã bị xáo trộn, thay đổi nhiều. Bởi những năm gần đây do lũ ĐBSCL thấp, lượng phù sa ít, nên các cửa sông bị bào xói sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mặn lên cao.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh

Tình trạng xâm nhập mặn từ tháng 3/2020 có lẻ thời khắc gay gắt nhất từ trước đến nay đối với người dân ĐBSCL. Tình trạng thiếu nước ngọt không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp, sản xuất mà đời sống sinh hoạt của người dân cũng vô cùng khó khăn.

Khi đỉnh điểm nước mặn xâm nhập sâu vào sông rạch, các tỉnh miền Tây như trong cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trong đó nghiêm trọng nhất là tỉnh Bến Tre. Dường như cả tỉnh từ nông thôn đến thành phố nguồn nước đều bị xâm nhập mặn, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt để sinh hoạt và tình trạng đã kéo dài trong 2 tháng. Và theo thống kê, tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 57 nghìn hộ dân, với 205 nghìn người dân sống xa nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển, khu vực cù lao sẽ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh do hết nguồn dự trữ. Người dân dường như không có nước để tắm rửa, nấu ăn, phải dung đến nước lọc bình, điều này rất tốn chi phí và hơn hết giá bán lại rất cao.

Đặc biệt là nông sản, lúa nước, hoa màu dường như mất trắng bởi xâm nhập mặn nên không có nước tưới. Nếu bạn đi dọc trên các cánh đồng sẽ không khỏi ngạc nhiên những đám ruộng bị khô đến nứt nẻ. Nhiều hộ sản xuất cây giống đang ngồi trên “đống lửa” tìm giải pháp dự trữ nước phục vụ tưới tiêu.Nước mặn đã len lỏi vào sâu nội đồng nên chỉ có những đám ruộng lúa đã trổ chín, còn lại màu vàng cháy lá phủ khắp cánh đồng. Chính những điều này đã khiến cho cuộc sống của người dân ĐBSCL như thất thủ, từ sinh hoạt đến nông nghiệp, trồng trọt như mất trắng hoàn toàn.

Nhiều nông dân ngao ngán lắc đầu bộc bạch: “Nước trong xanh, đầy ắp trên sông như thế mà không sử dụng được vì nước mặn xâm nhập sâu theo con nước lớn, nếu chủ quan lấy nước bơm lên đồng hay tưới vườn cây ăn trái là lúa chết, cây héo khô ngay”.

Tình hình Nước mặn xâm nhập ở các ĐBSCL hiện nay

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức cao đột biến từ tháng 12/2019 (ngày 12-15/12/2019), ranh mặn 4 g/lít ở các cửa sông Cửu Long cao nhất đến 57 km (sông Hàm Luông), cao hơn trung bình nhiều năm là 24 km, cao hơn năm 2015 là 17 km. Tiếp đến tháng 1/2020 xâm nhập mặn bắt đầu tăng cao với ranh mặn 4g/lít ở vùng 2 sông Vàm Cỏ Đông – Tây từ 82-85 km, vùng cửa sông Cửu Long là từ 44-66km, vùng ven biển Tây lớn nhất 48km.

tinh-hinh-xam-nhap-man-o-cac-tinh-dbscl

Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 7 – 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ‘đạt đỉnh’, xâm nhập mặn vào sâu 100 – 110 km. Điều này có nghĩa nước mặn trong đợt hạn mặn năm nay đã đi sâu vào đất liền tới hơn 100 km ở vùng nghiêm trọng nhất.Trong thời điểm 11 – 13/3 xâm nhập mặn trên một số sông như sau: ở sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 90 – 112km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 55 – 60km; sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 68 – 80km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn 55 – 68km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 60 – 67km; sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 55 – 58km.

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL bắt đầu giảm từ cuối tháng 4 và đầu tháng 5 tình hình đang cải thiện tốt hơn nhiều. Bởi vì vào cuối tháng tư Nam Bộ đã bắt đầu có những cơn mưa chuyển trời vào chiều và tối. Điều này đã giúp cho hạn mặn bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm, những cơn mưa tuy nhỏ nhưng giảm tình trạng hạn hán, giúp các vườn cây trai của bà con được tưới dưỡng. Mặc dù vậy, trong những cơn mưa chuyển mùa thường kèm theo hiện tượng lốc xoáy, mưa đá và gió giật mạnh, bà con cần lưu ý để phòng tránh.

Giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn cho ĐBSCL

Mặc dù từ đầu tháng 5/2020 đến nay hạn xâm nhập mặn tại các tỉnh miền tây đang có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn còn ở mức cao. Trước tình hình này, thủ tướng Chính Phủ cùng với các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất đưa ra các giải pháp nhằm để ứng phó, đồng thời có thể giải cưu người dân ĐBSCL, cụ thể như:

+ Luôn tổ chức dự báo khí tượng thuỷ văn, nguồn nước, xâm nhập mặn, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

+ Công tác chỉ đạo, điều hành đã triển khai đê ứng phó với tác động của hạn hán, xâm nhập mặn cần được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự phối kết hợp giữa các cấp các ngành với sự phân công cụ thể, tránh chồng chéo và cần phải chỉ đạo một cách quyết liệt.

+ Rà soát, cập nhập cân đối nguồn nước để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, ưu tiên nước sinh hoạt, nước uống cho gia đình, gia súc, tươi cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thuỷ sản và các khu công nghiệp khi hạn hán xả ra.

+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn, lịch xả nước từ các hồ chứa thủy điện, các chuyên đề hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn để nhân dân biết và chủ động phòng, tránh, đồng thời có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

+ Tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn (nông-lộ- phơi, ướt-khô xen kẽ, phun mưa, nhỏ giọt..

+ Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, theo hướng chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản để phù hợp với điều kiện nguồn nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội.

+ Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn để kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

+  Xây dựng kế hoạch tích nước và điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du vào những thời kỳ khô hạn, cần cân đối để bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cho cả năm.

Trên đây là những thông tin hữu ích hi vọng giúp các bạn nắm rõ hơn tình hình nước mặn xâm nhập ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay như thế nào. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu mua nước lọc tinh khiết chai hay hệ thống máy lọc nước sạch thì hãy liên hệ đến MÁY LỌC NƯỚC WEPAR chúng tôi cam kết xử lý mọi nước bẩn, nước nhiễm phèn, kim loại, mang lại nguồn nước sạch, tinh khiết cho mọi gia đình.