Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống lọc nước ĐBĐC

Để có thể tự lắp đặt được hệ thống lọc nước tinh khiết phục vụ nhu cầu sản xuất, đòi hỏi bạn phải có đủ kiến thức về công nghệ, hiểu biết về hệ thống, nắm được sơ đồ điện nước, nguyên lý hoạt động thì mới có thể tự tin lắp đặt hoàn thiện được. Dưới đây Công ty Phát Thọ TMC xin đưa ra một số thông tin về hệ thống và hướng dẫn từng bước khi lắp đặt hệ thống một cách chi tiết, cụ thể:

Quy trình hoạt động của hệ thống lọc nước tinh khiết

Nước nguồn được dự trữ trong bể chứa (đủ lớn) Được bơm cấp 1 hút đưa vào:

+ Thiết bị xử lý KL nặng: ở đây dưới tác dụng của lớp vật liệu lọc cho phép loại bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còn trong nước nguồn,đồng thời nhờ tính năng đặc biệt của hạt Cozoset tạo vị cho nước. Sau đó được đưa vào thiết bị lọc than hoạt tính

+Thiết bị xử lý Cacbon: Tại đây xẩy ra quá trình hấp thụ các chất độc có trong nước đồng thời loại bỏ màu, mùi, vị và các chất oxy hoá, các chất hữu cơ có trong nước là thiết bị tiền xử lý bảo vệ vật liệu cho các thiết bị nối tiếp phía sau.

+Thiết bị làm mềm nước: nước sau khi qua thiết bị xử lý than hoạt tính được đưa đến thiết bị xử lý mềm. Tại đây các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg…được giữ lại đồng thời một số các cation khác cũng được giữ lại. Vật liệu được xử lý sau một chu kỳ hoạt động sẽ bão hoà và được phục hồi lại trạng thái ban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động. Nước sau khi làm mềm độ cứng < 17mg/lít là cơ sở vận hành màng lọc thẩm thấu ngược (RO)

+Thiết bị lọc tinh: ở đây chúng tôi lựa chọn kích thước lọc 5µm cho phép loại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn hơn 5µm. Làm giảm độ dục do các cặn gây nên là cơ sở để vận hành màng lọc thẩm thấu ngược.

+Thiết bị thẩm thấu ngược: Đây là thiết bị quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp xuất thẩm thấu(được tạo ra bởi bơm cao áp) màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion kim loại có trong nước đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Chất lượng nước thành phẩm phụ thuộc vào áp xuất thẩm thấu và chất lượng nước sau khi qua các thiết bị tiền xử lý trước RO. Màng lọc RO chỉ vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đi qua màng lọc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt(< 17mg/l)

+ Không có các chất oxy hoá

+ Có độ trong càng lớn càng tốt và hạn chế vi khuẩn có trên màng vì khi dừng máy với thời gian lớn chính các vi khuẩn này sẽ làm hỏng màng. Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn các thiết bị tiền xử lý cho RO như trên. Nước sau khi qua RO được đưa vào bể chứa nước thành phẩm.

+Xử lý tiệt trùng cấp 1: Nước sau khi qua RO đảm bảo hoàn toàn về mặt lý hoá của nước được xử lý bằng OZONE. Dưới tác dụng của OZONE cho phép loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn còn lại ở trong nước đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối cho nước thành phẩm. OZONE là công nghệ tiệt trùng an toàn và hiệu quả cao trong chế biến và xử lý cho thực phẩm và đồ uống.

+Bể chứa nước thành phẩm: Dùng để chứa nước Qua RO và xử lý tiệt trùng cấp

+Bơm cấp 2: Làm nhiệm vụ hút nước từ bể chứa thành phẩm đẩy qua hệ thống xử lý thanh trùng cấp 2.

+Thiết bị xử lý thanh trùng cấp 2: được sử dụng bằng công nghệ tia UV cho phép xử lý các vi khuẩn trong nước mà không làm thay đổi chất lượng nước.

+Thiết bị lọc xác khuẩn: Nước sau khi được xử lý OZONE, UV các vi khuẩn chết, xác của chúng được kết dính với nhau tạo thà nh các màng lơ lửng có kích thước trong bể chứa nước thành phẩm. Do vậy trước khi đến điểm đóng thành phẩm được đưa qua thiết bị siêu lọc 0,2àm. Cho phép loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này. Đảm bảo nước thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Phần cơ bản của hệ thống lọc nước tinh khiết chính là hệ thống lọc bằng màng RO

Máy lọc nước RO là một hệ thống sử dụng nguyên tắc lọc ngược (reverse osmosis) so với cách lọc thẩm thấu đơn thuần. Để loại bỏ 95-99% của tất cả các khoáng chất và hóa chất (chất rắn hòa tan trong nước) các sản phẩm R.O gia dụng chính hiệu mang đến cho bạn chất lượng nước của các loại nước đóng chai với sự tiện lợi của một vòi nước lắp vào nhà bếp của gia đình bạn.

Các bộ lọc thông thường trước đây thường dùng các cơ cấu của một màng lọc dạng lưới lọc với kích cỡ nhỏ, để ngăn chặn các chất bẩn, nhưng hạn chế của nó là không thể loại bỏ được các thành phần độc hại, các chất ô nhiễm với cấu trúc phân tử, mà chỉ dùng nguyên lý lọc thông thường này thì không ngăn chặn được, không tạo ra được một nguồn nước sạch tuyệt đối. Các bộ lọc dạng này chỉ giúp xử lý khâu lọc thô các cặn bẩn lớn trước khi xử lý tinh bằng màng RO.

Màng lọc thẩm thấu ngược (Reverse osmosis membrane) làm vật liệu đặc biệt, hoạt động theo một nguyên lý riêng giúp không chỉ loại bỏ các phần tử rất nhỏ, mà còn loại hết các chất độc hại gây ung thư và mùi vị của nước. Lọai bỏ một tỷ lệ (95- 99%) phần trăm các thành phần chất ô nhiễm từ vòi nước.

II. Hướng dẫn lắp đặt hệ thống máy lọc nước tinh khiết RO

1. Khâu chuẩn bị

Bước chuẩn bị là khâu rất quan trọng, đảm bảo việc thi công lắp đặt hệ thống được nhanh chóng và thuận tiện. Các công việc trong giai đoạn này bao gồm:

– Chuẩn bị mặt bằng đặt máy: Đảm bảo mặt bằng được láng xi măng, hoặc lát gạch đảm bảo độ cứng, vững chắc và sạch sẽ, khô thoáng
– Chuẩn bị sẵn đường điện: Đảm bảo đường điện sẵn sàng gần khu vực đặt máy, có đây đủ công tắc, cầu dao, chọn loại dây chịu tải phù hợp
– Chuẩn bị téc chứa nước: Thường hệ thống sẽ cần 2 téc chứa nước: 1 téc chứa nước chưa lọc và 1 téc chứa nước tinh khiết (Nếu nhà đã có bể chứa thì chỉ cần 1 téc chứa nước tinh khiết). Lưu ý: Chọn téc có dung tích phù hợp, ít nhất có dung tích lớn gấp 3 lần công suất hệ thống, đảm bảo hệ thống có đủ nước cấp để hoạt động trong 1-2 giờ. Téc nước đã được đấu chờ sẵn đường nước vào và ra, có phao điện chống tràn đầy đủ
– Chuẩn bị đầy đủ vật tư trang thiết bị phục vụ việc lắp máy: Máy khoan, máy cắt, máy hàn nhiệt, cưa sắt, băng dính điện, băng tan, đường ống ngoại tuyến dự phòng….để đỡ phải mất công đi lại

2. Thi công

– Về cơ bản hệ thống đã được nhà cung cấp lắp ráp sẵn đồng bộ, việc còn lại là chỉ việc đấu đường nước cấp vào máy, đường nước thải, đường nước tinh khiết, đấu đường cấp điện vào hệ thống…
– Test hệ thống: Kiểm tra tổng quan hệ thống xem có bị rò rỉ, hở điện…, đảm bảo hệ thống có thể vận hành ở 2 chế độ: Auto và vận hành bằng tay. Máy chạy ổn định, không có tiếng kêu lạ

3. Xục xả hệ thống

Hệ thống lọc nước tinh khiết ro mới có phần lọc thô sử dụng vật liệu lọc do đó cần được sục xả kỹ các bụi bẩn, tạp chất. Sục xả đến khi nào thấy nước thải ra trong thì mới đảm bảo (Công việc này sẽ chiếm khá nhiều thời gian có thể mất 2-3 tiếng). Toàn bộ hệ thống cần được sục xả đảm bảo màng ro, đường ống,… được rửa sạch các tạp chất, bụi bẩn trước khi lấy nước tinh khiết vào sử dụng, sản xuất

III. Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống máy lọc nước tinh khiết

1. Thiết bị phải được lắp đặt nơi khô ráo, có mái che mưa nắng, tránh nơi ẩm ướt có thể phá hỏng thiết bị điện và những tiếp điểm
2. Không gian lắp đặt phải rộng rãi đủ cho người điều khiển thao tác (ít nhất 1m trước mặt và sau lưng)
3. Đặt bộ lọc tinh khiết ở vị trí thích hợp, theo thứ tự của cột lọc cát, cột lọc than hoạt tính, cột làm mềm nước. ƒ Thiết bị được đặt vị trí mặt nền bằng phẳng chắc chắn
4. Đảm bảo nhiệt độ vừa phải, nếu không thiết bị có thể bị hỏng
5. Thùng chứa nước tinh khiết không cao quá 1.5 m từ đầu ra nước tinh khiết nếu không màng có thể bị hỏng.
6. Đường kính của những ống liên kết không nhỏ hơn đầu ra của nước tinh khiết và nước thải
7. Lắp đầu vào, ra đường điện theo đúng chỉ dẫn sơ đồ mạch điện

Trong quá trình lắp đặt nếu có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngần ngại, hãy cầm điện thoại gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ

Hotline đặt hàng và tư vấn kỹ thuật:  (028)39.733.191 | 1900.0282