Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng sổ mũi, viêm họng, viêm xoang ngay từ sớm và giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm thì điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là giữ vệ sinh mũi họng cho sạch sẽ bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh. Vậy Nước muối sinh lý có uống được không? Cách sử dụng nước muối sinh lý như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Tóm tắt
Nước muối sinh lý có tên hóa học là Natri Clorid, được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.
Nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn cao, mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng không phải là thuốc chữa bệnh. Nước muối sinh lý có thể được dùng một cách an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da nhưng hoàn toàn không vì mục đích sát khuẩn bởi nước muối đẳng trương không làm các mầm bệnh như vi khuẩn bị tiêu diệt.
Khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương, bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) súc hay rửa chính là làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không nhằm sát khuẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo hoặc có khi không cho dùng kèm. Bởi lẽ, chỉ súc hay rửa bằng nước muối sinh lý không thôi cũng đủ để vết thương sau khi rửa sạch có thể tự khỏi nhờ sức đề kháng của cơ thể.
Nước muối sinh lý mua tại các nhà thuốc có thể uống được nhưng chỉ với một ngụm nhỏ thôi vì nước muối sinh lý có chất bảo quản không tốt, không nên thường xuyên uống. Để an toàn bạn nên pha một ít nước ấm với một chút muối pha loãng để súc miệng sẽ làm sạch họng, kháng khuẩn.
Hiện trên thị trường có hai loại nước muối sinh lý thường dùng phổ biến, bạn có thể mua về để bảo vệ hệ hô hấp cho cả gia đình:
Sử dụng nước muối sinh lý không đúng cách khi trời lạnh cũng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của bé. Vì thế cần hết sức thận trọng khi dùng nước muối sinh lý cho bé, đặc biệt vào mùa đông. Mùa đông, nhiệt độ của nước muối sinh lý bị hạ xuống, nếu nhỏ ngay và trực tiếp vào mũi bé sẽ tạo cảm giác sợ hãi cho bé. Hơn nữa, nước muối bị lạnh có thể gây tổn hại đến niêm mạc mũi. Để tránh tình trạng này, bạn nên làm ấm nước muối sinh lý bằng cách ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng hoặc kẹp vào nách khoảng 5 phút. Trước khi nhỏ cho con, mẹ nên nhỏ thử vào mu bàn tay để kiểm tra độ ấm của nước muối sinh lý, không nên nhỏ cho bé khi dung dịch nóng quá hoặc lạnh quá.
Rửa mặt bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày có tác dụng diệt khuẩn, làm dịu da, có tác dụng dưỡng ẩm, giảm kích ứng da và đồng thời trị mụn ngoài da rất hiệu quả.
Trên thực tế, mặc dù chưa có một nghiên cứu chính thức nào chứng minh được nước muối sinh lý có tác dụng trị mụn. Mặc dù vậy, có nhiều lý thuyết khá logic được đưa ra có tác dụng khẳng định công dụng trị mụn của dung dịch này.
Trong thực tế, qua chia sẻ của nhiều người, nước muối sinh lý có thể diệt vi khuẩn và làm dịu làn da khô ráp. Bằng tác dụng dưỡng ẩm cho da, nước muối có chức năng góp phần làm giảm đáng kể các kích ứng trên da. Ngoài ra nước muối còn có thể giúp kiểm soát việc da tiết chất nhờn quá mức – một trong những tác nhân hàng đầu gây ra mụn.
Có thể nói, nước muối được xem như một món quà tuyệt vời của thiên nhiên để giúp bạn có làn da đẹp như mong muốn.
Nước muối sinh lý đúng là có nhiều tác dụng trong việc vệ sinh hệ hô hấp đặc biệt là dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Ngoài những công dụng kháng khuẩn thì nước muối sinh lý còn có các dụng hiệu quả trong việc chăm sóc da mặt. Tuy nhiên, cần sử dụng ở mức độ vừa phải và không quá lạm dụng để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé. Để an toàn và an tâm sử dụng, bạn hãy tự mình pha nước và muối loãng để sử dụng cũng rất tốt đấy nhé và nhớ là sử dụng nước lọc từ máy lọc nước thì càng mang lại hiệu quả cao. Chúc các bạn thật vui khỏe!
Danh mục
Bài viết liên quan
Đăng ký mail
[gravityform id=1 title=false description=false ajax=false tabindex=49]@Copyright 2022 WEPAR.