Khử trùng nước sinh hoạt bằng clo có đảm bảo không ?

Cơ sở của phương pháp khử trùng bằng các chất hóa chất là sử dụng chất oxy hóa mạnh hơn để oxy hóa men của tế bào vi sinh vật và tiêu diệt chúng. Các hóa chất thường dùng là: các halogen clo, brom; clo dioxyt; các hypoclorit và các muối của nó; ozôn…. Phương pháp khử trùng hóa học có hiệu suất cao nên được sử dụng rộng rãi với nhiều quy mô. Vậy khử trùng nước sinh hoạt bằng clo có đảm bảo không ?

Khử trùng nước sinh hoạt bằng clo có đảm bảo không ?

Clo là một chất oxy hóa mạnh, ở bất cứ dạng nào, nguyên chất hay hợp chất, khi clo tác dụng với nước đều cho các phân tử axit hypocloro (HOCl), một hợp chất có năng lực khử trùng rất mạnh.

Cơ chế tác động của clo: Quá trình hủy diệt vi sinh vật xảy ra qua hai giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến diệt vong tế bào.

Tốc độ phản ứng quá trình khử trùng được xác định bằng động học của quá trình khuếch tán chất diệt trùng qua vỏ tế bào và động học của quá trình phân hủy men tế bào. Tốc độ quá trình khử trùng tăng khi nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ của nước tăng, ngoài ra tốc độ khử trùng còn phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng.

Vì quá trình khuếch tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn cả quá trình phân ly. Tốc độ quá trình khử trùng còn phụ thuộc vào cả hàm lượng các chất hữu cơ, các cặn lơ lửng và các chất khử khác. Khi trong nước có hàm lượng cao của các chất này thì tốc độ quá trình khử trùng sẽ giảm đi đáng kể.

Thường thì Clo không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng ngoài việc nó làm cho nước có mùi khó chịu. Tuy nhiên Clo dư trong nước thể tạo ra các sản phẩm phụ như trihalomethanes và các chất có hại khác sẽ không tốt cho trẻ em hoặc các thai phụ.

Để khắc phục tình trạng trên, có thể sử dụng một vài phương pháp như phơi nước ở nơi thoáng khí một thời gian để khí Clo bay đi bớt, hoặc cho nước vào chai và bỏ vào tủ lạnh một tiếng hoặc lâu hơn cũng có thể làm giảm bớt mùi Clo ( tuy nhiên không nên lưu nước này lâu hơn 24h sẽ làm chất lượng nước giảm đi ). Ngày nay, người tiêu dùng cũng đã biết nhiều đến các thiết bị hay máy lọc nước, than hoạt tính trong các thiết bị lọc này có thể giảm lượng Clo dư đến 99%, mang lại cho nước của bạn mùi vị tốt và ngọt hơn.

Liều lượng Clo đưa vào nước để khử trùng được xác định bằng thực nghiệm. Khi thiết kế sơ bộ có thể lọc như sau: Hàm lượng Clo để khử trùng lắng. Đối với nước ngầm là 0,7 ¸ 1,0mg/l; đối với nước mặt là 2,0 ¸ 3,0mg/l.

Biện pháp khử trùng nước sinh hoạt bằng clo

– Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.

– Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Cách khử trùng:

– Viên Cloramine B 0,25g:
Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

– Viên Aquatab 67mg:
Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

– Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong l lít nước.

Đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý:

– Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.
– Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
– Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
– Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.

Các phương pháp khử trùng nước sinh hoạt

Khử trùng có thể được thực hiện bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học. Khử trùng cũng bao gồm việc loại bỏ các chất hữu cơ, nơi cung cấp dinh dưỡng và là nơi cư trú cho các loài vi sinh vật. Khử trùng bằng hóa học là dùng các hóa chất để tiêu diệt vi sinh vật, tuy nhiên các chất hóa học này phải dùng với một lượng sao cho vừa đảm bảo tiêu diệt hết vi sinh vật trong quá trình xử lý, vừa đảm bảo chống tái nhiễm khuẩn sau quá trình khử trùng (quá trình nước đi trong đường ống).

Đối với phương pháp khử trùng bằng hóa học, một số hóa chất sau có thể được sử dụng:

– Chlorine (Cl2)
– Chlorine dioxide (ClO2)
– Hypo chlorite (OCl-)
– Ozone (O3)
– Halogens: brom (Br2), iot (I)
– Bromine chloride (BrCl)
– Kim loại: đồng (Cu2+),bạc (Ag+)
– Thuốc tím (KMnO4)
– Phênol
– Alcohols ( Rượu, cồn )
– Xà phòng và chất tẩy rửa
– Muối amoni
– Hydrogen peroxide ( H2O2 )
– Một số acid và bazo.

Đối với phương pháp khử trùng bằng hóa học, một số hóa chất sau có thể được sử dụng:

– Tia cực tím (UV)
– Bức xạ điện từ
– Tia gamma
– Nhiệt.

Bạn có thể tham khảo hệ thống xử lý của chúng tôi tại: Hệ thống lọc nước sinh hoạt

Như trên là bài viết về Khử trùng nước sinh hoạt bằng clo có đảm bảo không ? cũng như là cách khử trùng clo sao cho an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Hãy theo dõi thêm các bài viết về ngành xử lý nước hữu ích khác trong website: xulynuocmiennam.com nhé.