Xử lý đất bị nhiễm mặn công nghệ mới nhất là những phương thức đã và đang được ưu tiên lựa chọn. Xử lý đất bị nhiễm mặn hiệu quả thì mới có thể mang lại hiệu suất lớn trong trồng trọt và sản xuất. Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về đất nhiễm mặn, xulynuocmiennam.com đã “tích cóp” được nhiều thông tin vô cùng hữu ích đối với bạn đọc. Hãy cùng theo dõi bài viết để làm rõ hơn về những cách xử lý đất nhiễm mặn công nghệ hiệu quả nhất hiện nay nhé.
Tóm tắt
Theo quan điểm nông nghiệp thì đất nhiễm mặn là một loại đất có tồn tại các loại muối hòa tan ở một nồng độ cao hơn bình thường. Để có thể đánh giá được độ mặn của đất thì người ra dùng đại lượng EC. Đây là độ dẫn điện của đất và nó có đơn vị là dS/m. Nếu đất bị nhiễm mặn thì độ dẫn điện của đất sẽ lớn hơn 4 dS/m ở 25 độ C. Nồng độ này tương đương với nồng độ muối hòa tan khoảng 2,56 %. Đất bị nhiễm mặn sẽ chúa các loại muối hòa tan. Ví dụ như sunfat canxi, magie, natri, clorua. Trong đó catri và clorua là hai loại muối chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đất bị nhiễm mặn còn nitrat thường chỉ có mặt với số lượng hiếm. Nhiều loại đất nhiễm mặn có chứa một lượn thạch cao [4CaSO.2H2O] đáng kể.
Nhiều ý kiến còn cho rằng, đất nhiễm mặn chính là đất chứa nhiều muối hòa tan (1 – 1,5% hoặc hơn). Một số loại muối hòa tan thường gặp có thể kể đến như NaHCO3, Na2SO4, NaCl, CaCl2, MgCl2, CaSO4,… Các loại muối hòa tan này có nguồn gốc khác nhau, có thể có nguồn gốc từ sinh vật, từ biển hoặc có nguồn gốc lục địa,… Tuy nhiên nguồn gốc được cho là nguyên thủy đó chính là từ thành phần khoáng chất của đá núi lửa. Các loại muối này được hòa tan và di chuyển tập trung ở những dạng đất trùng không có khả năng thoát nước trong quá trình phong hóa đá.
Không chỉ có nguồn nước bị nhiễm mặn mà đất nhiễm mặn cũng gây ra rất nhiều hệ quả xấu đến cây trồng và con người. Hiện nay diện tích đất nhiễm mặn tại Việt Nam đang càng ngày càng tăng lên khiến mọi người phải tìm cách xử lý tốt nhất. Tính đến thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam, diện tích đất mặn có khoảng gần 2 triệu ha, chiếm gần 6% tổng diện tích đất tự nhiên.
Ban đầu quá trình đất hóa mặn được cho là ảnh hưởng từ nước biển. Sau này thì khí hậu bị biến đổi cho nên tình trạng đất nhiễm mặn càng ngày càng trầm trọng hơn. Tình trạng đất nhiễm mặn xảy ra chủ yếu là tại các khu vựa ven biển của đồng bằng sông Cửu Long. Một số huyện của thành phố Hồ Chí Minh cũng xuất hiện tình trạng đất nhiễm mặn như huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, các xã ở phía Nam huyện Bình Chánh.
Từ năm 2016 trở lại đây thì diện tích đất nhiễm mặn được thống kê là tăng lên hơn so với các năm trước. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, hoạt động trồng trọt của người dân. Do vậy mà các chuyên gia đã và đang trong công cuộc tìm kiếm các giải pháp xử lý và cải tạo đất nhiễm mặn một cách tốt nhất.
Trước khi tìm cách xử lý đất nhiễm mặn triệt để và hiệu quả nhất thì việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là tìm ra nguyên nhân khiến đất bị nhiễm mặn. Hiện nay theo nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, để giúp bạn đọc dễ hiểu nhất thì ngay sau đây xulynuocmiennam.com sẽ đưa ra hai nguyên nhân chính để bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Nguyên nhân khách quan chính là do quá trình, sự biến đổi của tự nhiên. Nguyên nhân này áp dụng cho các vùng ở ven biển, những vùng ít mưa, các vùng khô hạn và bán khô hạn. Đất bị nhiễm mặn do tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất và bị mặn hóa. Đất nhiễm mặn từ biển, bị nước biển xâm thực, nước biển theo các nguồn nước ngầm, đường sông xâm nhập sâu vào trong nội địa.
Nếu nguyên nhân khách quan là do thiên nhiên gây ra thì nguyên nhân chủ quan khiến đất nhiễm mặn chính là do con người. Trong quá trình sống và canh tác của con người đã gây tác động đến các đặc điểm tự nhiên của đất.
Trong quá trình canh tác và tưới tiêu, nếu không làm đúng cách thì có thể khiến cho muối bị tích tụ. Nguyên nhân là do nước tưới được lấy trực tiếp từ các con sông, nước này chứa một lượng muối khoáng lớn, nếu tưới quá nhiều thì lượng muối này sẽ không được cây trồng sử dụng hết. Nó lại không bị rửa trôi đi nơi khác do đó sẽ tích tụ lại và khiến cho đất bị nhiễm mặn.
Chưa kể việ con người khai thác và sử dụng nước đầu nguồn quá mức sẽ khiến cho mực nước ở các con sống bị giảm xuống. Từ đây nước biển sẽ có khẩ năng xâm lấn sâu vào trong đất liền và gây ra tình trạng đất bị nhiễm mặn.
Hiện nay tình trạng đất bị nhiễm mặn càng ngày càng khắc nghiệt, diện tích đất nhiễm mặn cũng tăng lên. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề trồng trọt, sản xuất của người dân tại những vùng nhiễm mặn. Do vậy mà các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra các cách xử lý đất bị nhiễm mặn hiệu quả, an toàn nhất để mọi người cùng tham khảo.
Một trong những phương thức xử lý đất nhiễm mặn đơn giản nhất có thể kể đến chính là rãi vôi lên đất để xử lý. Vôi nông nghiệp có công thức là CaCO3, khi kết hợp với các ion muối như K+, Na+,… sẽ có thể làm giảm được độ mặn của đất. Thường thì phương thức xử lý đất nhiễm mặn này được áp dụng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long hạ nguồn sông Mê Kông.
Phương thức xử lý đất bị nhiễm mặn bằng hệ thống thủy lợi là một trong những phương pháp hiệu quả và quan trọng. Hình thức này được thực hiện bằng cách đưa nước ngọt vào rửa mặn. Tức là dẫn nước ngọt vào ruộng, sau đó cày bừa và sục bùn để các ion muối như Ca, Na, Mg, Chloride, Sulfatecó thể hòa tan. Ngâm ruộng sau đó tháo nước ra kênh, mương hoặc sông.
Phương thức xử lý đất nhiễm mặn bằng hệ thống thủy lợi sẽ giúp các muối hòa tan, chúng sẽ dễ dàng được rửa trôi mà không làm tăng độ pH của đất. Có thể rửa với nước mưa, nược có chứa hàm lượng Na nhỏi hoặc nước thủy lợi ngọt.
Thay vì tìm phương pháp xử lý thì nhiều người lại chọn phương án chuyển đổi cây trồng. Ví dụ như chuyển đổi từ trồng trọt lúa mì sang trồng lúa mạch. Lúa mạch hoàn toàn có thể sinh tồn khi đất trở nên mặn hơn. Nhiều trường hợp đã ghi nhận sự hiệu quả trong phương án chuyển đổi cây trồng này.
Hệ thống tưới nhỏ giọt không còn là một phương pháp xa lạ gì đối với nền nông nghiệp Việt Nam nữa. Phương pháp này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích. Nó vừa giúp tăng năng suất cây trồng mà lại còn có thể tiết kiệm nước, giúp người nông dân vẫn có thể trồng trọt và canh tác tốt trên đất nhiễm mặn một cách hiệu quả. Hiện nay phương pháp xử lý đất nhiễm mặn để trồng trọt bằng hệ thống tưới nhỏ giọt khử mặn cho đất được xem là phương thức xử lý đất mặn hiệu quả và phù hợp với tình trạng thiếu nước ngọt như hiện nay.
Hiện nay, ở các tỉnh miền Tây và một vài huyện của thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đối mặt với tình trạng đất nhiễm mặn mà còn gặp phải tình trạng nước nhiễm mặn nặng nề. Hai vấn đề này khi kết hợp lại với nhau gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, quá trình nuôi trồng và sản xuất của người dân tại đây. Đất bị nhiễm mặn có thể sử dụng nguồn nước ngọt để xử lý, tuy nhiên nếu nước cũng bị nhiễm mặn thì phải xử lý như thế nào?
Và một trong những phương thức xử lý nước nhiễm mặn để đáp ứng đủ lượng nước ngọt cho quá trình tưới tiêu, trồng trọt đó chính là lắp đặt máy lọc nước. Hiện nay máy lọc nước nhiễm mặn có nhiều loại và nhiều công suất khác nhau để bạn lựa chọn. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và độ bền thì tốt nhất nên lắp đặt máy lọc nước của Wepar.
Máy lọc nước Wepar với nhiều công suất khác nhau phục vụ đầy đủ cho nhu cầu sử dụng nước ngọt từ ít cho đến nhiều. Tính đến thời điểm hiện tại thì công ty Wepar đã lắp đặt máy lọc nước cho rất nhiều hộ gia đình, công ty, xưởng sản xuất, nhà máy,… tại tpHCM, các tỉnh miền Tây cũng như các thành phố trên toàn quốc. Công ty sở hữu đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có tay nghề, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất.
Bạn có thể liên hệ qua hotline để được nhân viên tư vấn giải đáp và hướng dẫn cách đặt mua và lắp đặt máy lọc nước Wepar. Đơn vị sẽ tiến hành cử nhân viên tới nơi cần lắp đặt xem xét. Sau đó sẽ tư vấn cho khách hàng những loại máy lọc nước có công suất phù hợp với nhu cầu. Thời gian vận chuyển và lắp đặt máy lọc nước vô cùng nhanh chóng. Giá thành dịch vụ tại công ty cũng vô cùng hợp lý, cạnh tranh mà không phải đơn vị nào cũng có thể đáp ứng được.
Hiện nay có rất nhiều cách xử lý đất bị nhiễm mặn tuy nhiên những cách xử lý đất nhiễm mặn công nghệ mới nhất vẫn được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Tình hình đất và nguồn nước bị nhiễm mặn đang càng ngày càng trầm trọng và có những diễn biến phức tạp. Do đó để tránh được những hệ quả xấu xảy ra thì tốt nhất là nên tìm những phương pháp xử lý đúng cách và triệt để nhất. Hi vọng những gợi ý mà bài viết đã cung cấp sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.
Danh mục
Bài viết liên quan
Đăng ký mail
[gravityform id=1 title=false description=false ajax=false tabindex=49]@Copyright 2022 WEPAR.