Thông thường bình chứa nước của máy lọc nước RO sẽ được bơm đầy sau khoảng từ 1h đến 1h30 hoạt động, sau khi bơm nước đầy bình chứa, máy lọc nước sẽ tự động ngưng hoạt động nhờ có sự can thiệp của bộ phận van áp cao có trong máy. Như vậy, mỗi khi chúng ta lấy đi một lượng nước nhất định từ bình chứa nước thì máy sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi bình chứa đã đầy nước.
Tuy nhiên, quá trình này không diễn ra” suông sẻ ” như vậy mãi mà thỉnh thoảng sẽ có sự cố bất thường xảy ra, một trong những sự cố bất thường đó là máy lọc nước đóng ngắt liên tục mặc dù bình chứa đã đầy nước.
Bạn ngay lập tức nhấc máy lên gọi thợ đến sửa chữa? Đó không phải là giải pháp tốt nhất. Hãy thử làm theo hướng dẫn của chúng tôi nhé.
Đầu tiên, chúng ta phải kiểm tra thử xem máy lọc nước có bị rò rỉ nước ở đâu không? Nếu có, hãy nhanh chóng khắc phục những chỗ bị rò rỉ. Sau đó kiểm tra lõi lọc số 4, tức màng lọc RO. Màng RO hoạt động tốt có nghĩa là khi chúng ta khóa van bình áp lại và gỡ ống dẫn nước vào bình chứa mà thấy nước tinh khiết chảy ra thành dòng. Trong trường hợp còn lại nước tinh khiết không chảy ra hoặc chảy ra nhỏ giọt thì màng RO đã bị tắc. Cách khắc phục tốt nhất trong trường hợp này là thay mới màng lọc RO.
Dưới đây là một số nguyên nhân khác khiến máy lọc nước đóng ngắt liên tục
Tóm tắt
Máy lọc nước RO bị rò rỉ ở các mối nối khiến van áp cao không hoạt động được, không tự động ngắt điện khi bình chứa đã đầy nước khiến máy lọc nước bị đóng ngắt liên tục. Nguyên nhân là do bộ phận kỹ thuật lắp đặt không kỹ ở các mối nối khiến tình trạng rò rỉ xảy ra. Ở trường hợp này chúng ta nên kiểm tra rò rỉ nước, thay thế các mối nối cẩn thận để tránh tình trạng rò rỉ nước.
Hiện tượng nước thải từ máy lọc ra nhiều hơn so với bình thường song song đó là máy lọc nước bị đóng ngắt liên tục có thể là do van Flow trong máy lọc nước đã bị hỏng. Van Flow bị hỏng thường là do những tác động từ bên ngoài, mà ở cụ thể ở đây là áp lực nước cao, làm hỏng van Flow. Khi xảy ra sự cố này, chúng ta chỉ cần thay thế van Flow khác là sẽ giải quyết được vấn đề.
Van áp cao là thiết bị có chức năng tự động ngưng hoạt động cho máy lọc nước, khi nước tinh khiết đã chảy đầy vào bình chứa. Như vậy khi van áp cao bị hỏng, máy lọc nước sẽ không thể tự động ngưng hoạt động khi bình chứa đã đầy nước. Nguyên nhân do tiếp điểm trong van áp cao bị hỏng do chập điện, lò xo trong van áp cao quá căng, hoặc do áp lực nước lớn khiến van áp cao bị hỏng.
Tùy vào nguyên nhân hỏng mà chúng ta sẽ có hai cách khắc phục như sau : Chỉnh lại lò xo trong van áp cao.
Nếu hỏng tiếp điểm do chập điện thì bắt buộc chúng ta phải thay thế van áp cao mới.
Khi máy bơm bị yếu , máy bơm sẽ đẩy được rất ít nước hoặc không thể đẩy được nước qua màng RO vì vậy, máy lọc nước cứ xuất hiện tình trạng đóng ngắt liên tục.
Một số nguyên nhân dẫn đến việc máy bơm bị yếu có thể kể đến như : Máy bơm hoạt động lâu ngày khiến công suất bị giảm, do nguồn điện cung cấp không đủ dẫn đến máy bơm hoạt động không đủ công suất. Ở trường hợp này, chúng ta cần kiểm tra lại nguồn điện cung cấp để bổ sung và thay thế.
Ngoài ra nếu vấn đề nằm ở mấy bơm thì nên khắc phục sớm hoặc thay thế máy bơm mới khi cần thiết.
Van một chiều bị hỏng khiến nước tinh khiết chảy ra ngoài theo đường nước thải, vì thế bình chứa không khi nào được đầy nước khiến van áp không hoạt động được dẫn đến việc máy lọc nước đóng ngắt liên tục. Không có nguyên nhân cụ thể cho trường hợp này, tuy nhiên thông thường van một chiều rất ít khi hỏng, nếu có hỏng thì đó là do lỗi của nhà sản xuất, dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Nếu van một chiều trong máy lọc nước nhà bạn bị hỏng, bạn có thể gọi cho nhà cung cấp để thay thế van một chiều mới.
Trên đây là một số biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục sự cố Máy lọc nước đóng ngắt liên tục, hy vọng chia sẻ của chúng tôi hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay với chúng tôi.
Gọi ngay: 0902 975 550 | 0934 195657 | (028) 3 9733 191
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR
Danh mục
Bài viết liên quan
Đăng ký mail
[gravityform id=1 title=false description=false ajax=false tabindex=49]@Copyright 2022 WEPAR.