Nước nhiễm mặn? Ảnh hưởng và cách xử lý nước nhiễm mặn như thế nào?

Vì sao nước nhiễm mặn? Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn và cách xử lý nước nhiễm mặn như thế nào?

Nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta, một khi nguồn nước đã bị nhiễm mặn thì con người không sao tránh khỏi những khó khăn cả trong sinh hoạt lẫn sức khỏe về sau.

Vì sao nước nhiễm mặn?

Nước nhiễm mặn là nước có thành phần muối hòa tan vượt mức cho phép. Nguyên nhân do thủy triều hoặc do sự xâm nhập mặn vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc vào lượng nước sông chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng.

Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn

Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, dẫn tới hậu quả hư hỏng thiết bị, xâm hại mùa màng và gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của người sử dụng.

2

Cách xử lý nước nhiễm mặn

Sau đây là một số phương pháp ứng dụng thực tế, tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào, tính kinh tế và mục đích sử dụng mà ta chọn phương pháp phù hợp.

3

Phương pháp chưng cất nhiệt

Được sử dụng nhiều trong dân gian. Cơ sở của phương pháp này chính là đun nóng nước tới điểm sôi để chuyển thành dạng hơi sau đó ngưng tụ lại thành nước tinh khiết. Phương pháp này thích hợp với mọi loại nước có độ mặn khác nhau.

 

Phương pháp trao đổi ion

Khử muối bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc (hoặc cột lọc) có chứa các hạt nhựa ion hoạt tính. Do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:

  • RH + NaCl → RNa + HCl
  • 2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
  • 2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O

Và khi lọc tiếp, nước đã được khử cation ở Bể H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl, SO42- (Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH

[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O

2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O

* Sản phẩm tiêu biểu

Phương pháp thẩm thấu ngược (RO) cách xử lý nước nhiễm mặn tốt nhất !

Lọc nước qua màng RO (màng bán thấm đặc biệt), màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại.

Để lọc được nước qua màng này phải tạo ra một áp lực dư ngược với hướng di chuyển nước bằng thẩm thấu, nghĩa là tạo ra áp lực dư trong nước nguồn cao hơn áp lực thẩm thấu của nước qua màng, để nước đã được lọc qua màng không trở lại dung dịch muối do quá trình thẩm thấu.

Màng RO có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: CelluloseAcecate, Aromatic Polyamide, Polymide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới 0.001 micron.Tất cả loại màn này đều chịu được áp suất cao nhưng khả năng chịu pH và Cl khác nhau.Màng RO nếu được bảo dưỡng kĩ sẽ có tuổi thọ từ 2 – 5 năm.

Phương pháp lọc thẩm thấu ngược (RO) có thể xử lý hầu hết các loại nước, tuy nhiên độ mặn nước nguồn càng lớn thì hiệu quả càng thấp. Vận hành thiết bị RO đòi hỏi lượng lớn điện năng tiêu thụ.

Để chọn máy lọc nước chuyên xử lý nước nhiễm mặn, quý khách có thể tham khảo thêm tại đây.