Cách xử lý màng RO hết cặn bẩn, rong rêu

Nước sau khi lọc qua hệ thống có xuất hiện cặn bẩn, rong rêu, mùi hôi,… thì đó chính là thời điểm chúng ta cần thay hoặc vệ sinh màng RO. Sau đây sẽ là Cách xử lý màng RO hết cặn bẩn, rong rêu mà bạn cần biết để giúp cho nguồn nước sử dụng được trong sạch hơn và an toàn hơn. Chúng ta cùng theo dõi thông tin chia sẻ sau nhé.

 

Màng lọc RO có đặc điểm gì nổi bật?

Màng lọc RO được coi là lõi lọc quan trọng nhất, là trái tim của máy lọc nước Kangaroo với tác dụng lọc bỏ tạp chất gây hại có trong nước, đem lại nguồn nước sạch tinh khiết cho người tiêu dùng.

Màng lọc RO được áp dụng trong các thiết bị lọc nước, dây chuyền lọc nước tinh khiết với các công suất lọc khác nhau: 10l, 30l, 50l,… thậm chí hàng chục nghìn lít nước mỗi giờ.

Với khe lọc siêu nhỏ, chỉ vào khoảng 0,001 micromet làm từ chất liệu Thin Film Composite (chất liệu đặc biệt) có thể loại bỏ tất cả các nguyên tử, phân tử có kích thước nhỏ hơn.

Các ion kim loại, các loại vi khuẩn, hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu có kích thước phân tử lớn khe lọc nên sẽ không thể đi qua được màng RO.
Một số loại máy lọc nước đang sử dụng công nghệ lọc RO: Máy lọc nước Kangaroo, máy lọc nước Karofi, máy lọc nước iCLean,…

Ứng dụng của màng RO

Một số ứng dụng chính của hệ thống RO trong đời sống, sản xuất:

  • Lọc nước uống tinh khiết cho sinh hoạt
  • Lọc nước cho hệ thống nhà hàng khách sạn
  • Lọc nước cho nuôi trồng thủy sản
  • Lọc nước cho phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu
  • Lọc nước sản xuất nước đá
  • Khử muối, xử lý mặn trong nước

Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp: dược, thực phẩm, nước giải khát, xử lý nước cho tháp giải nhiệt, nồi hơi,….

Vì sao phải sục rửa màng RO định kỳ?

Màng lọc RO với công nghệ lọc thẩm thấu ngược với công suất lọc lớn. Do đó, các tạp chất có thể bám vào. Nếu không vệ sinh màng lọc thường xuyên có thể sẽ gây ra hậu quả sau:

  • Tắc lõi lọc
  • Nước có cặn và có vị lạ
  • Nước có vẩn, không trong
  • Nước không chảy hoặc chảy ít
  • Bơm áp bị nóng hoặc cháy do hoạt động liên tục không ngừng
  • Khe lọc biến dạng không loại bỏ được tạp chất độc hại
  • Tuổi thọ lõi lọc giảm và tốn nhiều chi phí thay thế lõi lọc.

Vậy nên, hãy thường xuyên vệ sinh lõi lọc RO để giảm thiểu được tất cả các rủi ro trên nhé!

Cách xử lý màng RO hết cặn bẩn, rong rêu

Thời điểm thích hợp để sục rửa màng lọc RO chính là khi lưu lượng nước giảm dưới 20%
Trước khi sục rửa, quý khách cần phân loại nhóm tạp chất có thể bám trên màng lọc RO. Thông thường sẽ phân ra làm 2 nhóm chính

  • Nhóm 1: Nhóm ion kim loại, oxide kim loại và chất rắn hòa tan
  • Nhóm 2: Nhóm vi sinh: vi khuẩn, rêu tảo…
  • Chúng tôi xin đưa ra cách sục rửa màng lọc RO, đánh bay mảng bám bẩn như sau:

Với nhóm 1: Hãy dùng axit không chứa gốc clo hòa với nước sạch tinh khiết. Sau đó hãy dùng bút đo PH đến khi nào độ PH lớn hơn 2.5 thì ngâm màng trong dung dịch này khoảng 1 tiếng. Tiếp theo, hãy lắp vào bơm tuần hoàn, chạy trong vòng 1 tiếng nữa là xong.
Với nhóm 2: Hãy dùng kiềm như NaOH hòa tan vào trong nước. Sau đó cũng dùng bút đo PH để đo dung dịch thu được. Đến khi nào độ PH thấp hơn 11. Tiếp theo, đem gâm màng trong dung dịch 1 giờ rồi lắp vào bơm tuần hoàn, chạy trong vòng 1 giờ nữa.

Quý khách có thể làm nhóm nào trước cũng được nhưng phải đảm bảo sau khi làm xong 1 nhóm nào đó phải rửa màng thật sạch bằng nước tinh khiết trong vòng 30 phút (bơm tuần hoàn. Sở dĩ vậy vì để tránh việc axit và bazo phản ứng với nhau trên lõi lọc RO.

Như trên là bài viết về Cách xử lý màng RO hết cặn bẩn, rong rêu cũng như là những nguyên tắc xử lý màng RO sao cho chất lượng nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết khác của Công ty máy lọc nước Wapure để sở hữu những sản phẩm chất lượng và cao cấp nhất nhé.